MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm thế nào?
- Nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
- Dấu hiệu trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
- Bố mẹ có thể chăm sóc bé đầu nóng chân tay lạnh thế nào?
- Bố mẹ cần lưu ý gì khi trẻ bị đầu nóng chân tay lạnh
- Khi nào trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng cần gặp bác sĩ
Sốt là biểu hiện phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ và chắc hẳn cha mẹ cũng đã “thủ sẵn” vài biện pháp để chăm sóc. Tuy nhiên thay vì bị sốt và nóng khắp người nhưng chân tay trẻ lại lạnh đầu nóng làm nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Vậy vì do đâu cơ thể trẻ dẫn đến tình trạng này? nó có nguy hiểm không? cách xử lý và chăm sóc trẻ như thế nào?... Hãy cùng Huggies tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng trẻ bị sốt chân lạnh đầu nóng trong bài viết ngay sau đây.
Tham khảo thêm:
- Trẻ bị nôn không sốt: nguyên nhân và 5 điều bố mẹ cần làm ngay
- Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản mẹ có thể thực hiện tại nhà
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm thế nào?
Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ bị sốt có thể là do sự xâm nhập của virus và vi khuẩn vào cơ thể gây bệnh như cúm, chân tay miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết… Và cũng có thể do những nguyên nhân đơn giản như trẻ bị cảm nắng, mọc răng, tiêm phòng. Do đó tùy từng trường hợp mới có thể xác định trẻ sốt chân tay lạnh có nguy hiểm không. Tuy nhiên nếu tình trạng trẻ sốt cao kéo dài thì rất nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng như: co giật, rối loạn hô hấp, viêm não, viêm cơ tim… Vì vậy cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, phải thường xuyên theo dõi thân nhiệt và biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa đến các cơ sở chuyên khoa.
Tham khảo thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi
Sốt tay chân lạnh đầu nóng ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm (Nguồn: Sưu tầm)
Nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Việc trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có thể do nhiều nguyên nhân, đó có thể là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng đó cũng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Sốt là hiện tượng hệ miễn dịch của cơ thể đang tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân có hại. Lúc này hệ thần kinh đưa ra tín hiệu bắt cơ thể phải tăng nhiệt độ lên gây ra sốt, co mạch ngoại biên để giảm thải nhiệt nên làm tay chân lạnh. Nếu chỉ là do phản ứng của cơ thể thì cha mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần áp dụng đúng cách các biện pháp hạ sốt như dùng thuốc, lau mát… và theo dõi trẻ là được.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị khò khè: Cách nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:
Sốt là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật lạ. Khi có sự tấn công ngoại lai, não bộ sẽ ra lệnh cho các cơ quan trong cơ thể đốt năng lượng, tăng thải nhiệt để tăng thân nhiệt của cơ thể. Từ đó, hàng loạt các hiện tượng xảy ra theo lệnh não bao gồm: run cơ tứ chi để thải nhiệt, co mạch ngoại vi làm đầu tay đầu chân lạnh để giảm tối đa sự thải nhiệt qua da. Lâm sàng chúng ta sẽ thấy trẻ sốt cao, trán rất nóng nhưng tay chân lạnh, đồng thời có một sốt trẻ còn than lạnh, run cầm cập hay còn mô tả là sốt lạnh run.Dấu hiệu trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Các dấu hiệu khi trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng nhưng không bị bệnh nặng có thể kể đến như:
- Vẫn nói chuyện, cười bình thường.
- Môi và lưỡi bé không khô.
- Có phản xạ bình thường khi mẹ gọi.
Đặc biệt nếu có những biểu hiện sau bạn nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện:
- Sốt liên tục trên 39 độ C mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp hạ sốt.
- Da tím tái hoặc nhợt nhạt.
- Bé ngủ li bì, khó đánh thức trẻ dậy.
- Cổ bị cứng, cơ thể mềm.
- Người bé lừ đừ, không trả lời mỗi khi mẹ gọi.
- Trẻ dừng ngừng quấy khóc, không cười, không nói.
- Nổi mẩn đỏ khi bị đè ép hoặc có nhiều mụn nước trên da,
- Mắt bé bị thóp trũng, môi và lưỡi bị khô.
- Bị co giật.
Tham khảo thêm: Trẻ sinh non bị nhiễm virus hợp bào hô hấp RSV
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải thích thêm:
Sốt là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật lạ. Khi có sự tấn công ngoại lai, não bộ sẽ ra lệnh cho các cơ quan trong cơ thể đốt năng lượng, tăng thải nhiệt để tăng thân nhiệt của cơ thể. Từ đó, hàng loạt các hiện tượng xảy ra theo lệnh não bao gồm: run cơ tứ chi để thải nhiệt, co mạch ngoại vi làm đầu tay đầu chân lạnh để giảm tối đa sự thải nhiệt qua da. Lâm sàng chúng ta sẽ thấy trẻ sốt cao, trán rất nóng nhưng tay chân lạnh, đồng thời có một sốt trẻ còn than lạnh, run cầm cập hay còn mô tả là sốt lạnh run.
Các biểu hiện khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng (Nguồn: Sưu tầm)
Bố mẹ có thể chăm sóc bé đầu nóng chân tay lạnh thế nào?
Nếu trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng dưới 38 độ thì cha mẹ có thể bình tĩnh thực hiện các cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh và chăm sóc như sau:
- Đưa trẻ đến nơi thoáng mát, mặc quần áo rộng rãi có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc để ngăn ngừa tình trạng mất nước và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên không cho bé uống nước đá, nước lạnh hay các nước ngọt có gas.
- Làm mát cho trẻ bằng cách lau người bằng khăn ấm.
- Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường đề kháng như vitamin C, kẽm, protein… Thức ăn nên dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như súp, cháo, sữa.
- Đảm bảo trẻ có chế độ nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.
Nếu trẻ sốt cao từ 38 độ trở lên, phụ huynh cần theo dõi sát sao nhiệt độ của bé và sử dụng các cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh sau:
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng khăn ấm lau cơ thể bé ở những vùng như trán, bẹn, nách, bàn tay, bàn chân… để hạ nhiệt.
- Nếu nhiệt độ cơ thể không giảm bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và chữa trị.
- Đặc biệt nếu trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ trở lên rất nguy hiểm vì có thể là bị nhiễm trùng. Nếu không kịp thời xử lý có thể dẫn đến tử vong vì vậy bạn nên đưa bé đến ngay bệnh viện.
Cho trẻ uống nhiều nước lọc, bổ sung vitamin C vừa đủ để tăng sức đề kháng (Nguồn: Sưu tầm)
Bố mẹ cần lưu ý gì khi trẻ bị đầu nóng chân tay lạnh
Trong quá trình chăm sóc trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Không chườm da hoặc lau người bé bằng nước lạnh cũng như không pha rượu, cồn hay dấm vào nước để lau mát cho trẻ.
- Nhiều phụ huynh áp dụng biện pháp truyền thống như bôi dầu và cạo gió. Điều này hoàn toàn không có tác dụng khi trẻ bị sốt. Ngoài ra việc chà sát lên làn da non nớt của trẻ sẽ gây tổn thương cho da.
- Biểu hiện sốt là cơ thể đang tạo ra miễn dịch vì vậy nếu chưa có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ, bạn tạm thời khoan cho trẻ uống thuốc. Nếu lạm dụng thuốc có thể gây hại cho cơ thể.
- Có nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng mỗi loại có thành phần khác nhau. Ví dụ Paracetamol và Aspirin đều hạ sốt nhưng Aspirin thường không được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây tổn thương cho não. Ngoài ra mỗi độ tuổi, cân nặng của trẻ sẽ có hàm lượng thuốc khác nhau vì vậy bạn chỉ dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của người có chuyên môn.
- Tránh việc thấy trẻ lạnh mà đắp thêm chăn kín hoặc cho mặc nhiều lớp quần áo sẽ làm cơ thể khó thoát nhiệt hơn và làm bệnh nặng hơn.
>> Mẹ có thể đọc thêm: 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà an toàn hiệu quả
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng (Nguồn: Sưu tầm)
Khi nào trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng cần gặp bác sĩ
Không phải tất cả trường hợp trẻ sốt là cần phải đến bác sĩ ngay. Việc chờ đợi thăm khám sẽ mất nhiều thời gian cũng như có thể làm trẻ mệt mỏi hơn. Tuy nhiên nếu có những dấu hiệu sau đây thì không chần chờ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay:
- Trẻ bị sốt trên 38 độ C với biểu hiện lừ đừ, ngủ li bì, không chịu dậy.
- Biếng ăn, bỏ bú.
- Trẻ có thóp trước phồng lên, cổ cứng.
- Da bé nổi chấm đỏ, chảy máu lợi, chảy máu cam, ói ra máu.
- Phân đen như bã cà phê.
- Trẻ bị co giật hoặc sốt kèm tay chân lạnh run.
- Bị nôn ói tất cả mọi thứ.
Đây là những dấu hiệu báo tình trạng trẻ nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm màng não một bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong. Do đó, cha mẹ hãy theo dõi sát sao tình trạng của trẻ để kịp thời xử lý.
Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh viêm phổi – Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách điều trị
Đưa trẻ đến ngay y tế khi có biểu hiện: nôn ói, ngủ li bì, chảy máu cam… (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có thể đọc thêm:
- Bé bị sốt? Nguyên nhân, cách nhận biết, chăm sóc trẻ sốt
- Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chữa trị
- Hướng dẫn chăm sóc bé bị thủy đậu tại nhà
Khi sốt, cơ thể trẻ mệt mỏi dễ quấy khóc vì vậy việc lựa chọn sản phẩm bỉm tã thoáng mát, mềm mại là đều quan trọng để giảm bớt tình trạng khó chịu cho con trẻ. Với bề mặt làm từ sợi thiên nhiên cao cấp nhập 100% từ Châu Âu cùng thành phần Vitamin E, tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade giúp làm dịu mà nuôi dưỡng làn da bé. Ngoài ra, sản phẩm tã Huggies còn giúp bổ sung dầu mầm lúa mạch, thành phần an toàn cho bé, lõi bông không vón cục, bề mặt tã thoáng khí giúp bé yêu dễ chịu khi vận động và mặc trong thời gian dài. Ngoài ra, dòng Huggies Tràm Trà tự nhiên với công nghệ bong bóng 3D, chống thấm ngược đến 99,9%, công nghệ 3D, thấm hút nhanh chóng. Tham khảo thêm về giá các loại tã quần giá rẻ Huggies mẹ nhé!
Trên đây là một số kiến thức cần thiết cho bố mẹ khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng. Để cập nhật thêm các kiến thức chăm sóc bé bố mẹ đừng quên truy cập vào góc chuyên gia của Huggies nhé. Huggies tự hào đồng hành cùng bạn trên chặng đường chăm sóc và nuôi dưỡng con yêu.