Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ bị sổ mũi – mẹ đã biết cách chữa không cần thuốc?

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách trị sổ mũi đơn giản mà hiệu quả

Không cần uống thuốc, mẹ có biết cách điều trị đơn giản nhất khi trẻ bị sổ mũi là vệ sinh đường thở và làm ẩm môi trường xung quanh? Cùng Huggies tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi

Trẻ bị sổ mũi là phản ứng phòng vệ của cơ thể trước sự tấn công của môi trường hoặc các loại vi-rút, vi khuẩn gây bệnh. Hốc mũi bình thường được bao bọc bởi một lớp niêm mạc chịu trách nhiệm tiết ra chất nhầy để làm ẩm không khí khi đi qua mũi. Nhờ vậy, các lớp bụi bẩn, vi khuẩn sẽ được giữ lại rồi “tống” xuống họng. Tuy nhiên, lớp niêm mạc này sẽ tăng tiết dịch khi bị thời tiết, hóa chất hoặc tình trạng viêm nhiễm, dị vật… kích thích gây sổ mũi, nghet mũi.

Phần lớn các trường hợp trẻ bị sổ mũi đều do vi-rút gây cảm cúm, cảm lạnh hoặc vi-rút gây sởi. Đặc biệt trong thời tiết giao mùa, nguy cơ trẻ bị sổ mũi cũng tăng cao hơn. Bé bị ho sổ mũi thở khò khè cũng có thể do vi khuẩn như phế cầu khuẩn, hoặc do dị ứng với thức ăn, hóa chất…

Trẻ bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ bị sổ mũi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Sổ mũi là một triệu chứng nhẹ và không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để lâu không chữa trị, trẻ bị sổ mũi có thể dẫn đến một số bệnh mãn tính. Viêm nhiễm mũi có thể gây viêm phế quản, viêm phổi, viêm đường hô hấp và viêm xoang. Đây đều là bệnh rất khó chữa và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Nước muối sinh lý – Cách trị sổ mũi cho bé đơn giản mà hiệu quả

Theo các chuyên gia y tế, hầu hết các trường hợp sổ mũi có thể trị dứt điểm nhờ vệ sinh mũi sạch sẽ. Cách vệ sinh rất đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mỗi bên mũi của trẻ. Với các bé dưới 1 tuổi, mẹ chỉ nên nhỏ từ 1-2 giọt mỗi bên. Trẻ lớn hơn có thể nhỏ từ 4-5 giọt.

Để bé nằm im cho nước thấm vào làm loãng dịch nhầy trong mũi, sau đó mẹ có thể dùng khăn lau sạch mũi bé. Nếu trẻ còn nhỏ không thể xì mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé. Lưu ý, tuyệt đối không dùng miệng hút mũi giúp bé vì có thể làm lây lan vi khuẩn.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh hướng dẫn cách hút mũi đơn giản cho trẻ:

bac si

Bạn có thể vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi. Bạn nhỏ nước muối sinh lý khoảng 2-3 giọt cho mềm nhầy mũi rồi dùng dụng cụ hút mũi 2 nòng, một nòng ngậm vào miệng hút, một nòng đưa vào mũi bé để hút hết đàm nhớt ra, sẽ giúp trẻ bớt nghẹt mũi. Thường thì trẻ bao giờ cũng khóc, không chịu, nhưng hút mũi không gây đau, và giúp trẻ dễ thở nên dần dần trẻ sẽ quen thôi. Mẹ có thể hút mũi nhiều lần trong ngày, khi thấy trẻ khọt khẹt có đàm mũi nhé.

bac si

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách trị sổ mũi đơn giản mà hiệu quả

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là cách trị sổ mũi đơn giản mà hiệu quả

Làm ẩm không khí

Thời tiết khô hanh là một trong những nguyên nhân làm tình trạng nghẹt mũi của bé thêm nghiêm trọng. Để giải quyết tình trạng này, mẹ có thể đặt máy làm ẩm không khí vào phòng để giúp trẻ dễ thở hơn nhờ tăng độ ẩm trong không khí. Không chỉ trị sổ mũi, cách này cũng rất tốt cho hệ hô hấp của trẻ.

Trị sổ mũi nhờ nước ấm

Trẻ bị sổ mũi uống nhiều nước ấm, sữa ấm hay các loại thức ăn lỏng có thể giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, giúp bé dễ thở hơn. Với những bé trên 1 tuổi, mẹ có thể pha thêm mật ong vào nước ấm cho bé uống. Vừa giúp hệ hô hấp thông thoáng, mật ong pha nước ấm cũng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tóm lại, trẻ bị sổ mũi không phải dấu hiệu quá nguy hiểm và có thể trị khỏi với những cách bình thường, đơn giản. Mẹ không cần quá lo. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sổ mũi đi kèm với các triệu chứng như: Sốt cao trên 2 ngày, đau nhức người, có triệu chứng sổ mũi do dị ứng, do dị vật rơi vào…, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo thêm các cách chăm sóc trẻ trong chuyên mục Chăm sóc bé tại website Huggies.com.vn

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;