Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ Ăn Dặm Bị Táo Bón: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa

Trẻ ăn dặm bị táo bón là một tình trạng khá bổ biến và khiến cho nhiều mẹ bỉm vô cùng lo lắng. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ ăn dặm bị táo bón là gì và làm thế nào để khắc phục tình trạng này nhanh chóng? Hãy cùng Huggies tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau để giúp bé giảm bớt khó chịu khi đi ngoài nhé!

>> Tham khảo thêm: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?

Biểu hiện trẻ ăn dặm bị táo bón

Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện ,nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ là rất phổ biến, trong đó bệnh thường gặp nhất là táo bón. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết đặc trưng ở trẻ ăn dặm bị táo bón mà bạn nên tham khảo:

  • Số lần đi nặng ít hơn bình thường. Tình trạng táo bón được biểu hiện đặc trưng ở việc trẻ đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần. Tuy nhiên, số lần đại tiện ở từng bé là không giống nhau. Do đó, nếu bạn quan sát thấy thói quen đi đại tiện của bé có sự thay đổi so với bình thường thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo trẻ ăn dặm bị táo bón.
  • Thời gian đại tiện của trẻ bị táo bón cũng lâu hơn bình thường.
  • Trẻ ăn dặm bị táo bón khi đại tiện sẽ thấy phân khô cứng, rời rạc, thỉnh thoảng còn có kích thước lớn hơn so với ngày thường.
  • Trẻ đại tiện khó khăn, phải gắng sức rặn, đôi khi gây đau đớn khiến trẻ òa khóc. Nếu bé dùng sức quá nhiều sẽ gây nứt kẽ hậu môn, chảy máu và đau nhức cả ngày.
  • >> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách, hợp lý theo từng tháng tuổi

    Biểu hiện thường gặp ở trẻ ăn dặm bị táo bón

    Biểu hiện của trẻ ăn dặm bị táo bón là đi đại tiện khó khăn, tốn nhiều thời gian hơn bình thường (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ ăn dặm

    Tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón thường xuyên xảy ra và đã trở thành nỗi lo của các mẹ bỉm. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ ăn dặm bị táo bón?

    Trẻ bị thiếu nước

    Trong giai đoạn bú sữa mẹ, trẻ gần như không cần uống nước bởi sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ lượng nước và dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên khi ăn dặm, nếu trẻ uống thiếu nước thì phân sẽ bị khô cứng và nguy cơ táo bón là rất lớn.

    >> Tham khảo thêm: Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ - Những điều mẹ cần biết

    Thiếu nước là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ăn dặm bị táo bón

    Uống không đủ nước là nguyên nhân khiến trẻ trong giai đoạn ăn dặm dễ bị táo bón (Nguồn: Sưu tầm)

    Bữa ăn của bé thiếu chất xơ

    Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ cũng là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón. Do đó, bạn cần thường xuyên cho bé dùng các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây tươi,…

    >> Tham khảo thêm: 30+ Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, đủ chất

    Tập cho bé ăn dặm quá sớm

    Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá nhiều khi trẻ chưa sẵn sàng cũng là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của bé bị “quá tải”, dẫn đến việc trẻ ăn dặm bị táo bón.

    Hệ tiêu hóa chưa thích nghi với chế độ ăn mới

    Trong 6 tháng đầu đời, thức ăn của trẻ phần lớn là sữa. Chính vì sữa ở dạng lỏng nên hệ tiêu hóa của trẻ gần như không cần hoạt động quá nhiều.

    Tuy nhiên, khi bước sang giai đoạn ăn dặm, loại thực phẩm trẻ dung nạp cũng bắt đầu thay đổi, thêm nhiều loại thức ăn mới như bột, cháo,… Đây đều là những thực phẩm có sự khác biệt lớn về độ đặc và độ cứng so với sữa. Lúc này, hệ tiêu hóa cần phải “thích nghi” để có thể “xử lý” những loại thức ăn này, nhằm giúp cơ thể trẻ hấp thu dinh dưỡng. Trong thời gian đầu, sự chưa ổn định của hệ tiêu hóa là nguyên nhân chính khiến trẻ ăn dặm bị táo bón.

    Ngoài các nguyên nhân chủ yếu ở trên, thì còn rất nhiều yếu tố khác khiến trẻ ăn dặm bị táo bón như thay đổi bột ăn dặm đột ngột,… và do bệnh lý như sa trực tràng,… Do đó, cha mẹ nên thường xuyên quan sát chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh của bé để sớm xác định nguyên nhân và khắc phục.

    >> Tham khảo thêmTrẻ bị nôn liên tục phải làm sao? 5 điều cha mẹ cần lưu ý 

    Hệ tiêu hóa của bé chưa thích nghi kịp dễ dẫn đến táo bón

    Hệ tiêu hóa của bé chưa kịp thích nghi với chế độ ăn dặm có thể sẽ khiến bé bị táo bón (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách ngăn ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm hiệu quả

    Như đã đề cập thì giai đoạn ăn dặm rất dễ khiến trẻ nhỏ bị táo bón do hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với sự thay đổi về nguồn dinh dưỡng. Để ngăn ngừa tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón thì bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Một số loại thức ăn cứng như cà rốt, chuối xanh, gạo,... có thể khiến bé đi đại tiện khó khăn bởi phân bị khô. Mặt khác, các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, lê, mận,... lại giúp ngăn ngừa tình trạng trên.
  • Giúp trẻ thường xuyên vận động: Việc lười vận động sẽ khiến hệ tiêu hóa, đường ruột hoạt động kém. Chính vì vậy, mà bạn cần hỗ trợ bé trong vấn đề tăng cường vận động, nếu trẻ chưa biết bò thì bạn có thể di chuyển đôi chân của trẻ một cách nhẹ nhàng như tư thế đang đạp xe. Còn khi bé đã biết bò hay chập chững đi thì hãy dùng những món đồ chơi có thể tự di chuyển để kích thích sự vận động ở bé.
  • Xây dựng chế độ ăn dặm khoa học: Mẹ nên bắt đầu với 1 bữa ăn dặm 1 ngày và tăng dần số lần lên khi bé đã quen. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn đa dạng thực phẩm tự nhiên giàu dưỡng chất như như thịt trắng, rau củ, hoa quả,... để đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng.
  • Bổ sung đầy đủ chất lỏng: Bao gồm nước lọc, nước ép hoa quả tươi, sữa công thức và sữa mẹ. Trong giai đoạn ăn dặm, bạn cần duy trì cho trẻ bú sữa và uống đủ nước để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhằm giúp việc đại tiện của bé thêm phần dễ dàng.
  • >> Tham khảo thêm: Các món ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW, truyền thống

    Cách ngăn ngừa táo bón ở trẻ ăn dặm hiệu quả

    Giúp trẻ thường xuyên vận động để cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa (Nguồn: Sưu tầm)

    Cách điều trị táo bón ở trẻ ăn dặm

    Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của bé

    Khi trẻ ăn dặm bị táo bón, cha mẹ cần thay đổi ngay thực đơn ăn uống hằng ngày của trẻ. Hãy bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước để giúp quá trình đào thải phân ra ngoài được diễn ra trơn tru hơn.

    >> Tham khảo thêm: 5 Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Dinh Dưỡng, Đơn Giản, Dễ Làm 

    Cách điều trị táo bón ở trẻ ăn dặm
    Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là cách điều trị tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)

    Massage bụng cho bé

    Massage bụng là cách trị táo bón hiệu quả cho trẻ sơ sinh mà không cần sử dụng đến thuốc. Mẹ chỉ cần chụm 3 ngón tay giữa, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn của bé và massage nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn quanh rốn khoảng 3 phút. Động tác massage này sẽ giảm bớt tình trạng căng tức, chướng bụng và giúp trẻ dễ chịu hơn.

    >>Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Sao Không?

    Massage bụng sẽ giảm bớt tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón

    Massage bụng sẽ giảm bớt tình trạng đầy bụng và giúp bé dễ chịu hơn (Nguồn: Sưu tầm)

    Ngâm hậu môn với nước ấm

    Nếu trẻ đại tiện khó khăn thì mẹ hãy thực hiện biện pháp ngâm hậu môn của trẻ trong nước ấm từ 5 – 10 phút. Việc này thường mang đến hiệu quả tức thì vì sẽ giúp cơ vòng hậu môn giãn nở nên phân dễ tống ra ngoài hơn.

    >> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì?

    Tập cho bé thói quen đi vệ sinh hằng ngày

    Mặc dù đi ngoài là nhu cầu tự nhiên của trẻ nhưng mẹ hoàn toàn có thể tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh hằng ngày và đúng giờ. Thời điểm đi đại tiện tốt nhất cho trẻ là vào buổi sáng, ngay sau khi vừa ngủ dậy.

    >> Tham khảo thêm: 5 cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian an toàn và hiệu quả

    Ba mẹ nên luyện tập cho bé thói quen đi vệ sinh hằng ngày

    Luyện tập thói quen đi vệ sinh hằng ngày cũng là một cách giúp điều trị táo bón ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

     

    Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách phòng ngừa cũng như điều trị tình trạng trẻ ăn dặm bị táo bón. Ghé thăm Huggies mỗi ngày để liên tục cập nhật những kiến thức nuôi dạy và chăm sóc con khoa học nhé! Nếu mẹ có thắc mắc gì đừng quên ghé ngay Góc chuyên gia của Huggies nhé!

     

    EmptyView

    BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

    ;