Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng?

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng

Khi trẻ em bị viêm họng hoặc có các triệu chứng như cảm lạnh, sốt, nhiều phụ huynh thường sử dụng thuốc kháng sinh để giúp giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc sử dụng kháng sinh mà không được cân nhắc kỹ lưỡng không phải là lựa chọn đúng đắn, nó không chỉ không mang lại lợi ích mà còn có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu cách sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng đúng trong những trường hợp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

Phần lớn khoảng 70-80% các ca viêm họng ở trẻ em đều có nguyên nhân xuất phát từ virus, các trường hợp còn lại chiếm khoảng 20-30% là do vi khuẩn gây ra, thường là liên cầu. Những con số thống kê này có nghĩa là cứ mỗi 10 trẻ em bị viêm họng thì chỉ có khoảng 2-3 trẻ cần đến thuốc kháng sinh vì phần lớn bệnh chủ yếu do virus gây ra. 

Bên cạnh hai nguyên nhân chính trên còn có các yếu tố khác gây viêm họng không liên quan đến nhiễm trùng như dị ứng, tình trạng khô họng do trẻ thường xuyên thở bằng miệng và một số tác nhân khác.

Khi thời tiết thay đổi, các bệnh về đường hô hấp như viêm họng thường tăng lên ở trẻ em. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng ngay khi trẻ chỉ mới xuất hiện triệu chứng là không cần thiết và gây lãng phí, bên cạnh đó có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như nguy cơ kháng thuốc, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng là do nhiễm virus và vi khuẩn

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng là do nhiễm virus và vi khuẩn (Nguồn: Internet)

Trường hợp chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh

Không phải lúc nào trẻ bị viêm đường hô hấp trên cũng cần sử dụng kháng sinh để điều trị. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, phát ban dạng vi rút, cha mẹ nên theo dõi sức khỏe của con ở nhà hoặc đưa trẻ đi khám nếu cần.

  • Thông thường các trường hợp viêm họng sẽ tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần. Cha mẹ nên vệ sinh mắt, mũi cho trẻ với nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cho trẻ súc miệng bằng nước muối, ăn thức ăn mềm và uống nhiều nước ấm để hỗ trợ làm loãng dịch đờm dãi.
  • Trong trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ C thì sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ và không uống quá 5 lần trong một ngày.
  • Nếu trẻ ho nhiều, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để nhận sự tư vấn và chỉ định thuốc ho phù hợp.
  • Với tình trạng khò họng, nếu trẻ từ 6 tuổi trở lên và có khả năng khò họng, cha mẹ có thể cho trẻ khò dung dịch povidone-iodine 1% để ngăn ngừa nhiễm trùng họng. Lưu ý là trẻ phải nhổ ra, không được nuốt và sau đó nên khò lại bằng nước muối sinh lý. Nếu trẻ không thể sử dụng dung dịch povidone-iodine 1%, cha mẹ có thể chỉ định trẻ khò họng bằng nước muối sinh lý 2-3 lần mỗi ngày.

Vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý là phương pháp không cần dùng đến kháng sinh

Vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý là phương pháp không cần dùng đến kháng sinh (Nguồn: Internet)

Khi nào nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng?

Thuốc kháng sinh chỉ nên được dùng cho trẻ bị viêm họng khi bệnh xuất phát từ vi khuẩn hoặc trẻ bị nhiễm vi khuẩn bội nhiễm. Nhiễm vi khuẩn bội nhiễm xảy ra khi trẻ đã từng bị viêm họng do virus nhưng không được điều trị đúng cách, dẫn đến việc trẻ nhiễm cả virus và vi khuẩn. Trong những trường hợp này thì việc sử dụng kháng sinh là cần thiết.

Cha mẹ chỉ nên dùng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng khi đã chắc chắn rằng bệnh do vi khuẩn. Nếu chưa chắc chắn thì không nên tự ý sử dụng kháng sinh.

Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng hoặc xuất tiết ở họng, amidan thì đây có thể là dấu hiệu của viêm họng do liên cầu tan huyết beta nhóm A. Trong trường hợp này, việc sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ là cần thiết để đảm bảo đúng loại và liều lượng.

Các loại kháng sinh thường được dùng cho trẻ em bị viêm họng do vi khuẩn bao gồm:

  • Amoxicillin hoặc amoxicillin kết hợp với acid clavulanic, với liều lượng khoảng 50mg/kg/ngày, dùng trong 5-7 ngày.
  • Các kháng sinh cephalosporin thế hệ 1-2 như Cephalexin, cefaclor, cefuroxim đều có hiệu quả trong điều trị.
  • Kháng sinh nhóm macrolid như azithromycin, erythromycin cũng có thể sử dụng.
  • Kháng sinh nhóm Sulfamid, quinolon, hoặc cephalosporin thế hệ 3 không được khuyến khích sử dụng cho viêm họng cấp ở trẻ, trừ khi có chứng minh rõ ràng về vi sinh vật gây bệnh. 
  • Trong trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn, thời gian dùng kháng sinh có thể lên tới 10 ngày.

Một số trường hợp nên sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng

Một số trường hợp nên sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh trị viêm họng

Theo các số liệu thống kê, hàng năm có khoảng 1 triệu trẻ em trên toàn cầu tử vong do các bệnh liên quan đến vi khuẩn kháng kháng sinh. Việt Nam là một trong số những quốc gia đối mặt với tình trạng kháng thuốc kháng sinh cao, phần lớn do việc sử dụng kháng sinh một cách lạm dụng.

Sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng không đúng cách không chỉ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Chuột rút.
  • Suy giảm chức năng của hệ miễn dịch.
  • Ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng như gan và thận.
  • Phát ban da.
  • Vi khuẩn trở nên kháng lại các loại thuốc kháng sinh, gây khó khăn trong điều trị.

Dùng kháng sinh có thể gây rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy

Dùng kháng sinh có thể gây rối loạn đường tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy (Nguồn: Internet)

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ em bị viêm họng

Khi trẻ được chỉ định dùng kháng sinh, cha mẹ không nên tự ý ngưng thuốc khi thấy trẻ có dấu hiệu hết sốt hay ho vì việc này có thể gây ra tình trạng kháng thuốc. Kháng sinh làm yếu vi khuẩn nhưng không tiêu diệt hoàn toàn chúng, nếu dừng thuốc sớm thì vi khuẩn còn sót lại có thể mạnh mẽ trở lại và phát triển với khả năng kháng lại loại kháng sinh đó, làm giảm hiệu quả điều trị trong tương lai.

Cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh đúng loại, liều lượng và thời gian. Không nên tự ý sử dụng kháng sinh mà phải dựa vào quyết định của bác sĩ để tránh nguy cơ kháng thuốc và đảm bảo sức khỏe cho cả cộng đồng.

Kháng sinh chỉ nên dùng cho trẻ em khi cần thiết để điều trị bệnh do vi khuẩn. Lạm dụng kháng sinh không những gây tác dụng phụ nguy hiểm mà còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc. Nếu gặp các triệu chứng bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để nhận chẩn đoán và hướng dẫn điều trị phù hợp. Để có thêm các kiến thức về sức khỏe và dinh dưỡng cho bé tại nhà, bạn có thể truy cập Huggies để cập nhật hàng ngày.

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh nhấn mạnh:

bac si

Khi trẻ bị viêm họng, đa số trường hợp do siêu vi nên không cần thiết sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên khi trẻ bị viêm họng nghi ngờ do vi trùng, cần sử dụng kháng sinh đủ liều, đủ cử và đủ ngày theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm giảm thiểu các biến chứng như kháng thuốc, nhiễm trùng huyết, thấp tim do nhiễm liên cầu không được điều trị. Kháng sinh nên sử dụng theo y lệnh bác sĩ phù hợp, không nên anti kháng sinh cũng như lạm dụng kháng sinh vì cả hai đều gây hậu quả nặng nề cho trẻ.

bac si

 Xem thêm các sản phẩm Huggies và các bài viết cùng chủ đề Chăm sóc sức khoẻ cho bé!

Trẻ ho về đêm: 8 nguyên nhân và cách trị nhanh tại nhà

Có nên dùng kháng sinh trị ho cho bé tại nhà?

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;