Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Trẻ mấy tuổi thì tẩy giun? Hướng dẫn chi tiết tẩy giun cho trẻ

Trẻ bị chảy máu cam

Khi bé được tự do phát triển và khám phá thế giới xung quanh, mẹ cần quan tâm hơn đến việc tẩy giun định kỳ cho bé do bé thường xuyên đi chân đất, chơi đùa ngoài trời, nhặt thức ăn rơi vãi để nếm thử hoặc có thói quen mút tay. Đây là cơ hội thuận lợi để các loại giun sán xâm nhập vào cơ thể con yêu đấy. Mẹ hãy cùng Huggies lưu ý khi tẩy giun sán cho bé qua bài viết dưới đây nhé!

Tình trạng nhiễm giun sán ở trẻ em Việt Nam

Tầm quan trọng của việc tẩy giun cho trẻ em

Thông tin từ Viện Nghiên cứu về Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và các tỉnh thành từ 2013 đến 2017 cho thấy tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên toàn quốc vẫn duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Cụ thể, tỷ lệ nhiễm của nhiều loại ký sinh trùng ở các vùng là khoảng 65% ở Trung du và miền núi phía Bắc, khoảng 41% ở Đồng bằng sông Hồng, 26% ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, 28% ở Tây Nguyên, 13% ở Đông Nam Bộ và 10% ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

Các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm học sinh tiểu học, trẻ nhỏ và phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt, trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi ở một số tỉnh như Quảng Trị (27%-47,5%), Điện Biên (33,2%), Kon Tum (22,6%), Lai Châu (23,5%) và Yên Bái (19,2%) có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng/giun sán cao. Trẻ em được nghỉ hè dài ngày và thường xuyên chơi đùa với đất cát, làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Tẩy giun giúp trẻ tăng sức đề kháng với nhiều bệnh tật và cải thiện tiêu hóa.

Ảnh hưởng của nhiễm giun sán đối với sức khỏe trẻ

Mẹ cần tẩy giun định kỳ cho trẻ để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của nhiễm giun đến sức khỏe bé yêu như:

  • Hấp thụ chất dinh dưỡng kém: Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn mất ngon khi bị nhiễm giun sẽ làm bé không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường. Bên cạnh đó, giun sán sẽ hút hết các chất dinh dưỡng trong cơ thể và thức ăn nạp vào hàng ngày của bé. Từ đó, cơ thể bé sẽ thiếu hụt phần lớn vitamin và khoáng chất, có thể dẫn đến những bệnh lý liên quan.
  • Chậm phát triển thể chất, trí tuệ: Khi bị nhiễm giun trong thời gian dài, cơ thể bé sẽ bị thiếu hụt nhiều chất dinh dưỡng, khiến trẻ bị kém tăng trưởng cả về mặt thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung).
  • Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm: Nhiễm giun có thể dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: tắc và thủng ruột, viêm ruột thừa, rối loạn tim mạch nếu không kịp phát hiện và điều trị sớm. Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái có thể dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe sinh sản sau này như viêm nhiễm vùng âm đạo, viêm nhiễm vòi trứng, nhiễm trùng đường tiểu.

Tham khảo: Trẻ suy dinh dưỡng

Các loại giun sán phổ biến thường ký sinh ở trẻ

  • Các loại giun sán phổ biến thường ký sinh ở trẻ ở Việt Nam bao gồm giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/mỏ (Ancylostoma duodenale/Necator americanus). 
  • Nguyên nhân chính của nhiễm giun đối với trẻ thường do ăn phải trứng giun từ thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với đất bẩn qua bàn tay. Trong trường hợp của giun móc/mỏ, ấu trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua da và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
  • Các triệu chứng phổ biến khi bị nhiễm giun thường bao gồm gầy yếu, da xanh, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu hóa, bụng chướng và tình trạng phát triển chậm chạp. Điều này đặc biệt quan trọng với trẻ em, vì chúng cần được giám sát và điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện.

Độ tuổi thích hợp để tẩy giun cho trẻ em

Nhiều mẹ cho rằng đủ 2 tuổi trở lên trẻ mới được tẩy giun. Tuy nhiên, theo Quyết định số 5231/QĐ-BYT ngày 19/5/2018 của Bộ Y tế, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên tiến hành tẩy giun định kỳ theo tần suất như sau:

Các vùng chưa triển khai hoặc đã triển khai điều trị giun hàng loạt tại cộng đồng dưới 5 năm:

  • Tỷ lệ nhiễm giun từ 50% trở lên: Tẩy giun hàng loạt 02 lần/năm.
  • Tỷ lệ nhiễm giun từ 20% đến dưới 50%: Tẩy giun hàng loạt 01 lần/năm.
  • Tỷ lệ nhiễm giun dưới 20%: Không cần tẩy giun hàng loạt.

Các vùng đã triển khai điều trị giun hàng loạt tại cộng đồng trong 5-6 năm liên tiếp gần đây, đạt được mức độ bao phủ ≥75%:

  • Tỷ lệ nhiễm giun từ 50% trở lên: Tẩy giun hàng loạt 03 lần/năm.
  • Tỷ lệ nhiễm giun từ 20% đến dưới 50%: Tẩy giun hàng loạt 02 lần/năm.
  • Tỷ lệ nhiễm giun từ 10% đến dưới 20%: Tẩy giun hàng loạt 01 lần/năm.
  • Tỷ lệ nhiễm giun từ 1% đến dưới 10%: Tẩy giun hàng loạt 2 năm 01 lần.
  • Tỷ lệ nhiễm giun dưới 1%: Không cần tẩy giun hàng loạt.

Những yếu tố cần xem xét khi quyết định tẩy giun cho trẻ em

Khi quyết định tẩy giun cho trẻ em, bố mẹ cần xem xét nhiều yếu tố bao gồm:

  • Lịch sử y tế các nhân và gia đình của trẻ
  • Tình trạng sức khỏe hiện tại
  • Môi trường sống và đời sống hằng ngày của trẻ (nơi sinh sống, tiếp xúc với đất đai, nước uống, thói quen vệ sinh cá nhân đề ảnh hưởng đến nguy cơ nhiễm giun)

Người lớn trong gia đình cũg nên tẩy giun định kỳ để tránh lây nhiễm chéo.

Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm giun sán ở trẻ em

Các biểu hiện thường gặp khi trẻ nhiễm giun sán

Nhiễm giun ở trẻ nhỏ với số lượng ít thường không gây ra triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, nếu nhiễm giun với số lượng nhiều, mẹ có thể nhận thấy cơ thể bé có những triệu chứng thường gặp như:

  • Bé bị đau vùng rốn.
  • Bé thở khò khè, ho khan.
  • Bé thường xuyên buồn nôn, khó chịu, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm.
  • Bé chậm tăng cân, biếng ăn, có biểu hiện thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất.
  • Bé bị ngứa ở vùng hậu môn về đêm.
  • Bé đi ngoài ra phân lúc đặc, lúc lỏng, trong phân có máu hoặc có giun.

Tham khảo: Trẻ quấy khóc về đêm

Cách nhận biết sớm tình trạng nhiễm giun sán ở trẻ em

Mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng nhiễm giun sán ở trẻ bằng cách:

  • Quan sát thay đổi về sức khỏe: thay đổi cân nặng, chậm lớn, mệt mỏi, mất ngủ, hoặc thay đổi tâm trạng ở trẻ.
  • Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng: một số dấu hiệu sớm như đau bụng, ợ nóng, đâu đầu, đau răng, rối loạn tiêu hóa, và các triệu chứng khác liên quan đến đường ruột.
  • Quan sát thay đổi về hành vi và tâm lý: dựa trên sự thay đổi về hành vi nhưu ăn uống ít hoặc nhiều hơn bình thường, tăng hoặc giảm độ hoạt bát, thái độ thất thường.
  • Kiểm tra phân bé có xuất hiện giun sán không?
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và và xét nghiệm phân để phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm giun sán

Các phương pháp phòng ngừa nhiễm giun sán ở trẻ em

Để đề phòng nhiễm giun sán cho bé, điều quan trọng mẹ cần làm là:

Thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày

  • Vệ sinh cá nhân: Mẹ cắt móng tay cho cả mẹ và bé. Cho bé sử dụng giày dép khi đi trên nền cỏ, đất.
  • Vệ sinh thân thể: Thường xuyên cho bé rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mẹ lưu ý, không chỉ bé, mà mẹ cũng nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn cho bé, trước khi cho bé ăn, sau khi cho bé đi vệ sinh, và cả sau khi mẹ đi vệ sinh …
  • Quần áo: Không nên cho bé mặc quần thủng đáy. Ngoài ra, mẹ nên ngâm nước sôi, giặt quần áo của bé và phơi chỗ có nắng nhiều cho chết trứng giun. 
  • Xử lý phân: Phân của bé cần được đổ vào các nhà tiêu hợp vệ sinh.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống

Cho bé ăn các thực phẩm đã nấu chín, uống nước đun sôi, để nguội, các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Kiểm soát vệ sinh môi trường sống

Các gia đình nên thường xuyên vệ sinh môi trường sống xung quang, dọn dẹp rác thải sạch sẽ, ngăn ngừa ruồi, gián, xử lý chất thải động vật đúng cách, hợp vệ sinh.

Các biện pháp tẩy giun sán an toàn và hiệu quả cho trẻ em

những lưu ý khi tẩy giun định kỳ cho trẻ nhỏ

Cách tẩy giun định kỳ cho trẻ em

Thuốc tẩy giun phù hợp với độ tuổi và trạng thái sức khỏe của trẻ

Thuốc sử dụng: Albendazole hoặc Mebendazole

Liều lượng và thời gian tẩy giun thích hợp

Thông thường, mùa thu là mùa tốt nhất để tẩy giun. (Mùa hè, người lớn và trẻ em ăn nhiều rau, trái cây tươi, trong đó chắc chắn có trứng các loại giun sán, dễ bị nhiễm giun. Vào mùa thu, ấu trùng phát triển thành con trưởng thành và tập trung ở ruột non, lúc này nên dùng thuốc tẩy giun sán là thích hợp.) Mẹ có thể cho bé tẩy giun định kỳ lại vào màu xuân năm sau nếu cần.

Liều lượng khi sử dụng cho trẻ em được chỉ định như sau: 

  • Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.
  • Người từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất

Cách dùng

  • Thuốc uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn.
  • Trẻ nhỏ phải nghiền thuốc pha với nước uống.
  • Nên nhai thuốc tẩy giun và uống với nước.

Các lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ em

Khi tẩy giun cho bé, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn thuốc: Mẹ nên chọn các loại thuốc tẩy giun có thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo tính an toàn cao cho sức khỏe của bé cũng như hạn chế tối đa những phản ứng phụ không mong muốn.
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe bé: Một số bé có bệnh mãn tính hoặc tim bẩm sinh, suy gan, suy thận hoặc cơ thể đang nóng, sốt sẽ không thích hợp cho việc tẩy giun. Mẹ cần kiểm tra sức khỏe cho bé trước hoặc cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Cho bé ăn no trước khi uống thuốc: Mặc dù các loại thuốc tẩy giun hiện nay không có sự quy định về thời gian nhưng cơ chế hoạt động của thuốc vẫn là ngăn không cho giun hấp thu đường glucose từ thức ăn. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn lót dạ trước khi uống thuốc để phòng các triệu chứng phụ như: bé cảm thấy mệt, buồn nôn, khó chịu hay chán ăn.
  • Theo dõi dị ứng do thuốc: Trong khoảng 24h sau khi cho bé uống thuốc, mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé để có thể phát hiện kịp thời các phản ứng bất thường của cơ thể bé (nếu có) và có hướng xử lý nhanh chóng.
  • Kết hợp thói quen: Để việc tẩy giun định kỳ được hiệu quả, mẹ cần kết hợp cho bé những thói quen sinh hoạt vệ sinh như: thói quen rửa tay đúng cách, thói quen ăn chín uống sôi, thói quen sử dụng giày dép khi tiếp xúc nền đất.

Việc tẩy giun cho bé cũng nên thực hiện đồng loạt với tất cả các thành viên khác trong gia đình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo giữa các thành viên trong gia đình.

>> Tham khảo: Tẩy giun cho bé dưới 2 tuổi đúng cách

Chăm sóc và dinh dưỡng sau khi tẩy giun cho trẻ em

Trẻ sau khi tẩy giun thường không cần bổ sung gì quá đặc biệt, mẹ chỉ cần cung cấp cho bé

  • Các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, đậu phụ, cá, rau tươi, trái cây.
  • Uống nhiều nước và ăn thực phẩm giàu chất xơ để tăng cường nhu động ruột và đào thải.
  • Hạn chế thực phẩm chứa chất béo vì thuốc tẩy giun thường tan trong chất béo và chỉ hoạt động trong đường ruột. 
  • Một số trẻ mắc bệnh giun móc, giun đũa nặng đa phần là thiếu máu, sau khi tẩy giun nên ăn nhiều gan động vật và thịt nạc, nên đa dạng hóa thực phẩm để kích thích thèm ăn, tạo điều kiện bổ sung đạm và đảm bảo đủ dinh dưỡng. 

Do ảnh hưởng của việc tẩy giun đến hệ tiêu hóa, cần đặc biệt chú ý đến thời gian và khẩu phần ăn sau khi tẩy giun, tránh để quá đói hoặc quá no, dư thừa chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến chức năng của đường tiêu hóa.

Huggies hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ trang bị một số kiến thức cần thiết trong cách xử trí cũng như phòng ngừa bé bị nhiễm giun. Để được giải đáp các câu hỏi trong quá trình chăm sóc bé, mẹ đừng quên truy cập Góc Chuyên gia Huggies ngay hôm nay, mẹ nhé!

 

Xem thêm các sản phẩm Huggies và bài viết về Chăm sóc sức khỏe cho bé khác: 

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;