MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Vai trò của kẽm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Nhu cầu kẽm cho bé theo từng giai đoạn
- Khi nào cần bổ sung kẽm cho bé?
- Những cách bổ sung kẽm cho trẻ dễ dàng và hiệu quả
- Các loại kẽm cho bé phổ biến hiện nay
- Top 5 sản phẩm bổ sung kẽm cho bé được các mẹ dùng nhiều hiện nay
- Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu là hợp lý?
- Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé
- Những thực phẩm giàu kẽm cho trẻ biếng ăn
- Câu hỏi thường gặp khi bổ sung kẽm cho trẻ
Kẽm là một loại khoáng chất vi lượng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ em, giúp cơ thể trẻ tổng hợp protein, từ đó kích thích sự phát triển của xương, cơ bắp cũng như não bộ của bé. Tùy vào độ tuổi và thể trạng, mỗi trẻ sẽ có nhu cầu bổ sung kẽm khác nhau. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về vấn đề nên bổ sung kẽm cho bé với liều lượng như thế nào, trong thời gian bao lâu qua bài viết sau đây!
>> Tham khảo thêm:
- Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh mẹ yên tâm
- Trẻ sơ sinh bị ho có đờm, khò khè thì phải làm sao?
- Danh sách 20 bài nhạc ru bé ngủ ngon thông minh hay nhất
Vai trò của kẽm đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
Kẽm là một trong những vi chất thiết yếu trong giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ. Thiếu kẽm có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển về sức khỏe và trí não của bé. Vậy, liệu bố mẹ có nên bổ sung kẽm cho bé không? Hãy cùng tìm hiểu vai trò của kẽm đối với cơ thể trẻ dưới đây để có được câu trả lời chính xác:
- Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bé tổng hợp protein thông qua việc tạo ra các enzyme. Khi bé hấp thu đủ protein, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào và cơ quan trong cơ thể.
- Bổ sung kẽm cho bé sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh, cao lớn và xây dựng hệ thống miễn dịch vững chắc. Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn và virus xâm nhập vào cơ thể, giúp hạn chế tình trạng cảm lạnh, cảm vặt ở bé.
- Kẽm hỗ trợ duy trì vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm nguy cơ biếng ăn.
- Kẽm giúp bé phát triển trí não thông qua quá trình vận chuyển canxi não, giúp trẻ tăng khả năng ghi nhớ.
- Kẽm hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào nhờ vào protein, từ đó giúp vết thương trên da mau lành hơn.
>> Tham khảo:
- Chảy Máu Cam Ở Trẻ: Nguyên Nhân, Cách xử lý chảy máu mũi
- Sốt Virut ở trẻ: Dấu hiệu và chăm sóc trẻ bị sốt
- Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Có nên cho bé ăn dặm sớm?
Vai trò của kẽm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (Nguồn: Huggies)
Nhu cầu kẽm cho bé theo từng giai đoạn
Khi trẻ càng lớn, nhu cầu bổ sung kẽm cần thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bé. Theo Tổ chức Y tế (WHO), các giai đoạn cũng như lượng kẽm nạp vào mỗi ngày của bé sẽ như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng cần 2mg kẽm mỗi ngày
- Trẻ từ 7 đến 12 tháng cần 3mg/ngày
- Trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần bổ sung 5mg/ngày
Sữa mẹ là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất cho trẻ dưới 6 tháng. Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm như tôm, sữa, lươn, hàu, gan lợn và thịt bò. Để tăng cường khả năng hấp thụ kẽm, nên kết hợp với vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh, quýt và bưởi. Sự kết hợp giữa kẽm và vitamin C sẽ tác động qua lại và thúc đẩy quá trình hấp thu dưỡng chất cho bé, giúp hỗ trợ sự phát triển và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
>> Tham khảo:
- Mẹ cho con bú nên ăn gì ảnh hưởng tốt đến sữa mẹ?
- Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới nhất]
Khi nào cần bổ sung kẽm cho bé?
Trẻ được bổ sung kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày như sữa mẹ đối với trẻ dưới 6 tháng hoặc từ các thực phẩm giàu kẽm (thịt đỏ, hải sản, trứng, đậu) khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ vẫn bị thiếu kẽm do cơ địa, chế độ dinh dưỡng không cân đối, hoặc vì một số vấn đề sức khỏe khiến cơ thể không hấp thụ kẽm đủ tốt. Khi trẻ thiếu kẽm, cơ thể bé có thể xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Trẻ biếng ăn hoặc có biểu hiện nôn mửa không rõ nguyên nhân
- Trẻ sơ sinh ngủ ít, rối loạn giấc ngủ, hay giật mình
- Chậm phát triển về chiều cao và cân nặng dù đã có chế độ dinh dưỡng đầy đủ
- Dễ bị dị ứng và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, ví dụ như bé bị tiêu chảy, viêm nhiễm đường hô hấp
- Tổn thương da và niêm mạc (xuất hiện các vết loét, viêm lưỡi, tóc và lông dễ rụng)
- Giảm trí nhớ, kém tập trung do kẽm đóng vai trò trong dẫn truyền thần kinh
Nếu nhận thấy các dấu hiệu này, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm kẽm huyết thanh và tư vấn. Đây là cách chính xác nhất để xác định trẻ có đang thiếu kẽm hay không, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình bổ sung phù hợp về liều lượng và thời gian.
Ngoài ra, bố mẹ không nên bổ sung kẽm quá mức. Vì lượng kẽm tăng đột ngột sẽ gây hại cho cơ thể bé, làm giảm khả năng hấp thụ các vi chất khác như sắt và đồng, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Do đó, việc bổ sung kẽm cho trẻ chỉ nên được thực hiện dưới sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho sức khỏe trẻ.
>> Tham khảo:
- Bé 6 tháng ăn được thịt gì để tiêu hóa và hấp thụ tốt nhất?
- Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì?
Những cách bổ sung kẽm cho trẻ dễ dàng và hiệu quả
Bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau đây để bổ sung kẽm cho bé dễ dàng và hiệu quả hơn:
1. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
Đối với trẻ ở độ tuổi này, nguồn thức ăn chủ yếu vẫn là sữa mẹ, vậy nên bổ sung kẽm cho bé nhanh chóng và hiệu quả nhất là từ nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ vừa chứa một nguồn kẽm dồi dào, vừa chứa nhiều kháng thể và các chất dinh dưỡng khác, giúp trẻ phát triển tốt hơn. Đó cũng là lý do vì sao việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng bà bầu rất quan trọng.
Các mẹ đang trong giai đoạn mang thai có thể cân nhắc các yếu tố sau để đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày của mình:
- Nhóm thực phẩm giàu kẽm như cua, thịt, trứng,...
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như chanh, cam, quýt,... Vitamin C sẽ làm tăng khả năng hấp thụ kẽm và đồng thời kẽm cũng sẽ làm tăng khả năng hấp thu vitamin C của cơ thể.
- Các loại hạt, loại đậu, đặc biệt là hạt đậu nành.
- Sắt sẽ làm gián đoạn quá trình hấp thu kẽm, vậy nên nếu mẹ muốn bổ sung cả 2 loại kẽm và sắt, hãy uống sắt sau khi uống kẽm 2 tiếng.
Lưu ý: mẹ nên bổ sung kẽm ở mức độ vừa phải, tránh lạm dụng dẫn đến tình trạng dư thừa.
>> Tham khảo thêm:
- Thực phẩm cho bé - khi nào tập cho bé ăn dặm?
- Bé 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?
- Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi
2. Bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên
Giai đoạn 6 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất cho bé ăn dặm. Lúc này, bé bắt đầu có cảm giác và nhận thức về thức ăn. Vậy nên, bố mẹ có thể bổ sung kẽm cho bé qua các loại thực phẩm mà bé ăn hàng ngày. Lưu ý, bố mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn của trẻ để tránh gây cảm giác nhàm chán và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
>> Tham khảo thêm: Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi
3. Trẻ bị suy dinh dưỡng
Khi trẻ suy dinh dưỡng, mẹ nên tìm hiểu và chế biến món ăn từ các loại thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như nhóm thực phẩm giàu kẽm: thịt, trứng, các loại đậu,... nhóm thực phẩm giàu canxi: phô mai, sữa chua, cải xoăn,...
4. Đối với trẻ biếng ăn
Đối với trẻ biếng ăn, việc ép bé ăn theo ý của bố mẹ là điều vô cùng khó khăn. Vậy nên, để giúp bé ăn ngon miệng hơn và đảm bảo bổ sung đầy đủ kẽm cũng như các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể, mẹ nên cho trẻ ăn theo ý muốn. Mẹ có thể bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm mà trẻ ưa thích vào khẩu phần ăn, ví dụ như: Socola đen, sữa chua, hải sản,... Những loại thực phẩm này sẽ kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể bổ sung kẽm cho bé biếng ăn thông qua các loại thực phẩm bổ sung. Khi dùng phương pháp này, mẹ nên cho bé uống kẽm sau bữa ăn 30 phút và duy trì trong vòng 2 - 3 tháng. Bố mẹ cũng nên bổ sung các loại vitamin A, C, B6 để trẻ hấp thụ kẽm tốt hơn.
>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng cho bé ăn dặm
Các loại kẽm cho bé phổ biến hiện nay
Hiện nay có 4 loại thuốc kẽm phổ biến dành cho trẻ em, bao gồm:
- Thuốc kẽm dạng nước (siro kẽm): được hòa tan nên dễ hấp thu vào cơ thể, dạng nước nên trẻ sơ sinh có thể sử dụng, không gây nóng trong, không gây táo bón cho trẻ.
- Thuốc kẽm dạng viên (viên nang hoặc viên nén): bảo quản dễ dàng, hàm lượng kẽm tuy cao nhưng cần thời gian để hấp thụ.
- Thuốc kẽm dạng giọt: Dễ điều chỉnh liều lượng, phù hợp cho trẻ nhỏ. Có thể nhỏ trực tiếp vào sữa hoặc thức ăn.
- Thuốc kẽm dạng ống: dễ sử dụng, hấp thu nhanh, bố mẹ có thể kiểm soát được liều lượng
4 loại kẽm phổ biến hiện nay (Nguồn: sưu tầm)
Top 5 sản phẩm bổ sung kẽm cho bé được các mẹ dùng nhiều hiện nay
1. Kẽm cho bé dạng giọt BioCare Zinc with Vitamin C
- Thương hiệu: BioCare Baby
- Xuất xứ: Anh
- Dung tích: 30ml/chai
- Đối tượng sử dụng: dành cho trẻ từ 3 tháng tuổi
BioCare ZinC With Vitamin C với chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên lành tính, là giải pháp bù đắp lượng kẽm thiếu hụt cho trẻ hiệu quả. Sản phẩm bổ sung kẽm kết hợp với vitamin C giúp bé tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, phòng ngừa dị ứng, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn.
BioCare Zinc with Vitamin C (Nguồn: Internet)
2. Kẽm cho bé Fitobimbi Ferro C
- Thương hiệu: Pharmalife Research s.r.l
- Xuất xứ: Ý
- Dung tích: 200ml/chai
- Đối tượng sử dụng: trẻ trên 6 tháng tuổi
Fitobimbi Ferro C là sự kết hợp của kẽm và các khoáng chất chiết xuất từ nguyên liệu hữu cơ thiên nhiên. Sản phẩm hỗ trợ bé ăn ngon miệng hơn, tăng sức đề kháng, phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt cho trẻ.
Fitobimbi Ferro C (Nguồn: Internet)
3. Kẹo dẻo Nature's Way Kids Smart Vita Gummies bổ sung kẽm
- Thương hiệu: Nature’s Way
- Xuất xứ: Úc
- Dung tích: 60 viên/hộp
- Đối tượng sử dụng: trẻ từ 2 tuổi
Kẹo dẻo Kids Smart Vita Gummies Vitamin C + Zinc bổ sung vitamin C và Kẽm. Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng và bảo vệ sức khỏe của trẻ. Kẹo dẻo có đa dạng hương vị trái cây thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.
Kẹo dẻo Nature's Way Kids Smart Vita Gummies (Nguồn: Internet)
4. Kẽm cho bé Nature’s Way Kids Smart Liquid ZinC
- Thương hiệu: Nature’s Way
- Xuất xứ: Úc
- Dung tích: 100ml/chai
- Đối tượng sử dụng: trẻ trên 1 tuổi
Nature’s Way Kids Smart Liquid ZinC có thành phần mang nguồn gốc từ thiên nhiên, không mùi, không chứa đường hóa học. Sản phẩm được bào chế ở dạng siro, có vị ngọt tự nhiên. Giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ bé ăn ngon miệng.
Nature’s Way Kids Smart Liquid ZinC (Nguồn: Internet)
5. Kẽm cho bé Zinc Plex
- Thương hiệu:Pro – Bio Pharma
- Xuất xứ: Ý
- Dung tích: 100ml/chai
- Đối tượng sử dụng: trẻ trên 6 tháng tuổi
Zinc Plex là sự kết hợp của các loại vitamin và khoáng chất giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, hỗ trợ cho trẻ tăng sức đề kháng. Sản phẩm có hương vị cam thơm ngon, kích thích vị giác cho bé.
Zinc Plex (Nguồn: Internet)
>> Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán Huggies size NB và tã dán Huggies tràm trà size S dành cho các bé từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi
Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu là hợp lý?
Khi quan sát và nhận thấy con có các dấu hiệu của tình trạng thiếu kẽm, bố mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra giải pháp khắc phục. Bác sĩ sẽ chính là người quyết định có cần thiết bổ sung kẽm cho bé hay không, liều lượng như thế nào và trong thời gian bao lâu. Tùy thuộc vào thể trạng của bé, thông thường thời gian bổ sung kẽm cho bé sẽ kéo dài khoảng 2 - 3 tháng.
Đối với những trẻ bị tiêu chảy, bổ sung kẽm là việc hết sức cần thiết trong quá trình điều trị. Theo các chuyên gia, phác đồ điều trị cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi cần bổ sung thêm kẽm cho bé 10 mg/ngày. Đối với trẻ từ 6 - 60 tháng tuổi, liều lượng cần bổ sung là 20 mg/ngày. Kẽm thường sẽ được bổ sung qua dạng viên uống và thời gian bổ sung là 14 ngày liên tiếp.
>> Tham khảo: Tiêu Chảy ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Một số lưu ý khi bổ sung kẽm cho bé
Khi bổ sung kẽm cho bé, bố mẹ cần lưu ý các nguyên tắc sau:
- Thời gian mỗi liệu trình bổ sung kẽm nên kéo dài từ 2-3 tháng để mang lại hiệu quả tối ưu.
- Bên cạnh kẽm, việc tăng cường thêm các vitamin như A, B6, C, E, D3 và K2 MK7 là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Đảm bảo đọc kỹ thông tin về thành phần, công dụng và hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, và thực hiện đúng theo liều lượng được chỉ định.
- Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần có sự tư vấn và đồng ý từ bác sĩ chuyên môn trước khi bổ sung kẽm.
- Nếu trẻ gặp phải tác dụng phụ như khó tiêu, loét miệng, mệt mỏi, hay sốt sau khi dùng kẽm, mẹ nên ngưng ngay và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
- Thiết lập chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, cùng với cải thiện chất lượng dinh dưỡng, sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thụ và sức khỏe của trẻ
>> Tham khảo: Cách dùng vitamin D3 K2 MK7 cho trẻ sơ sinh đúng và hiệu quả
Những thực phẩm giàu kẽm cho trẻ biếng ăn
Kẽm đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, nhưng cơ thể không tự sản sinh ra kẽm. Do đó, các mẹ nên cung cấp thực phẩm bổ sung kẽm cho bé qua thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Dưới đây là một số thực phẩm bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn mà mẹ có thể tham khảo:
- Hàu: với khẩu phần 100gr hàu thì mẹ có thể bổ sung 47.8 mg kẽm cho bé, đáp ứng 75% nhu cầu kẽm hằng ngày cho bé
- Thịt: 100 gram thịt bò nấu chín chứa tới 12,3 mg kẽm. Ngoài kẽm ra, thịt bò còn bao gồm một lượng lớn protein và vitamin B12, giúp các tế bào máu và hệ thần kinh của bé hoạt động tốt.
- Hải sản: Tôm, cua, sò chứa rất nhiều dưỡng chất và vitamin. Ví dụ: Một con cua biển chứa đến 4,6 mg kẽm, là thực phẩm giàu protein, giúp tim và cơ bắp của bé hoạt động tốt
- Các loại đậu, hạt: Các loại hạt như hạt bí, hạt kê, hạt điều, hạt chia, đậu phộng, giúp cung cấp chất xơ, sắt, kẽm. Trong đó, hạt điều được cho là đứng đầu vì chứa lượng kẽm dồi dào (100g chứa 5,6 mg kẽm)
- Ngũ cốc: trong 100g ngũ cốc có chứa đến 52mg kẽm, bố mẹ có thể dùng ngũ cốc thêm vào thực đơn buổi sáng cho bé
- Rau củ quả: nấm, bông cải xanh, rau chân vịt, cải bó xôi… Trong 125g chứa khoảng 0,5mg kẽm
>> Tham khảo:
- Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật từ 6 tháng đến 18 tháng toàn diện
- Trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg mỗi tháng là đạt chuẩn?
Thực phẩm giàu kẽm cho trẻ biếng ăn (Nguồn: Huggies)
Câu hỏi thường gặp khi bổ sung kẽm cho trẻ
Trẻ thiếu kẽm có biểu hiện gì?
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu kẽm là trẻ suy dinh dưỡng, phát triển chậm, và thấp còi so với bạn bè. Ngoài ra, trẻ có thể biếng ăn, chậm tiêu hóa, táo bón và thường xuyên gặp vấn đề về giấc ngủ, như khó ngủ hoặc thức giấc nhiều lần. Thiếu kẽm còn ảnh hưởng đến phát triển tâm thần vận động và làm tăng nguy cơ tái nhiễm các bệnh như viêm đường hô hấp hoặc tiêu hóa, cùng với tình trạng lành vết thương chậm.
>> Tham khảo: Thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn đủ chất, giúp tăng cân
Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày?
Thời điểm bổ sung kẽm cho trẻ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả. Không nên cho trẻ uống kẽm khi đói bụng, vì điều này có thể khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Thời gian lý tưởng để cho trẻ uống kẽm là một giờ trước bữa ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn. Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên ưu tiên cho trẻ uống vào buổi sáng. Đối với trẻ bị đau dạ dày, nên cho uống kẽm trong bữa ăn để tránh kích thích cơn đau.
Cho bé uống sắt và kẽm như thế nào?
Để bổ sung sắt và kẽm cho trẻ hiệu quả, mẹ nên cho trẻ uống cách nhau 2-3 tiếng để tối ưu khả năng hấp thu của cả hai. Tốt nhất là cho trẻ uống sắt vào buổi sáng và kẽm vào buổi trưa hoặc tối, sau bữa ăn khoảng 2 tiếng nhằm tránh gây khó chịu dạ dày. Khi sắt và kẽm được uống cùng vitamin C, như từ nước trái cây, sẽ giúp cơ thể bé hấp thu tốt hơn. Lưu ý bố mẹ chỉ bổ sung sắt và kẽm theo chỉ định bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
>> Tham khảo: Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào tốt nhất
Bổ sung kẽm cho trẻ từ tháng thứ mấy?
Với trẻ sơ sinh, nếu bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức, lượng kẽm tự nhiên từ sữa có thể đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ trong những tháng đầu. Tuy nhiên, từ khoảng 4-6 tháng tuổi, nếu trẻ không bú mẹ đủ thì mẹ nên bổ sung kẽm cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, khi bé được 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn dặm, nhu cầu kẽm cũng tăng lên, mẹ có thể xem xét bổ sung qua thực phẩm hoặc sản phẩm chứa kẽm để hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho bé.
>> Bài viết bố mẹ có thể quan tâm:
- Bé bị đầy bụng và nôn: Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả
- Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao
- Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ và những điều cần biết
>> Nguồn tham khảo: