Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Dính thắng lưỡi ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý

Trẻ bị chảy máu cam

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  1. Tật dính thắng lưỡi là gì?
  2. Nguyên nhân trẻ bị dính thắng lưỡi
  3. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi
  4. Trẻ bị ảnh hưởng thế nào khi bị tật dính thắng lưỡi?
  5. Các mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ
  6. Phương pháp phẫu thuật cách dính thắng lưỡi ở trẻ
  7. Cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi

 

Tật dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh dạng nhẹ thường gặp ở khoảng 4 – 5% bé sơ sinh với tỷ lệ ở bé trai nhiều hơn bé gái. Tật dính thắng lưỡi có thể làm hạn chế quá trình cử động bình thường của lưỡi và sự phát âm của bé yêu sau này. Cùng Huggies tìm hiểu dấu hiệu tật dính thắng lưỡi và cách chăm sóc bé trong bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Hình ảnh thắng lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh

Tật dính thắng lưỡi là gì?

Dính thắng lưỡi là tật bẩm sinh nhẹ xảy ra do dây thắng lưỡi (lớp màng niêm mạc dưới lưỡi nối từ đầu lưỡi xuống sàn miệng) bị ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của đầu lưỡi. Đây là dị tật có thể liên quan đến yếu tố di truyền nên không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Tật dính thắng lưỡi có thể gặp ở 2 dạng là dính thắng lưỡi nhiều (còn gọi là dính thắng lưỡi hoàn toàn), hoặc dính thắng lưỡi nhẹ (còn gọi là dính thắng lưỡi một phần do thắng lưỡi ngắn).

Nguyên nhân trẻ bị dính thắng lưỡi

Dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ mặc dù không có nguy hiểm, tuy nhiên dị tật này sẽ làm ảnh hưởng đến công năng của lưỡi. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến dị tật dính thắng lưỡi ở trẻ. Một số nghiên cứu lại cho thấy rằng dính thắng lưỡi ở trẻ là bắt nguồn từ di truyền.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi

Khi thăm khám sức khỏe định kỳ trong tháng đầu sau sinh hoặc khi tiêm chủng, các bác sĩ có thể phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi. Một số bé được phát hiện dính thắng lưỡi trễ hơn sau vài tháng.

Bất cứ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ mắc phải tật dính dây thắng lưỡi, tùy vào mức độ nặng nhẹ và độ tuổi của trẻ mà có những biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Cha mẹ có thể nhận biết tật dính dây thắng lưỡi ở trẻ thông qua một số biểu hiện điển hình như:

  • Bé gặp khó khăn khi bú và khi phát âm.
  • Bé chậm lên cân.
  • Bé không thể đưa lưỡi chạm vào vị trí răng cửa hàm trên.
  • Bé không thể đưa đầu lưỡi ra khỏi vị trí răng cửa hàm dưới quá 1 - 2 mm.
  • Bé không thể đưa lưỡi di chuyển sang 2 bên.
  • Bé thè lưỡi có hình trái tim, hoặc hình vuông.
  • Dây thắng lưỡi bị ngắn một cách bất thường.
  • Dây thắng lưỡi bị dính vào ngay cạnh đầu lưỡi hoặc đầu lưỡi.
  • Răng cửa hàm dưới của bé bị nghiêng hoặc hở
  • Núm vú mẹ biến dạng, có vết lằn chèn ép hoặc có thể bị viêm và đau sau khi cho bé bú.

Tham khảo: Đau đầu ti khi cho con bú

Trẻ bị ảnh hưởng thế nào khi bị tật dính thắng lưỡi?

Dính thắng lưỡi không chỉ khiến cho bé gặp khó khăn trong phát âm mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:

  • Vận động lưỡi: Lưỡi bé không thể chạm vào vòm trên miệng, hoặc 2 bên má nên cử động vô cùng hạn chế.
  • Việc bú sữa: Bé bú bình chậm, bú mẹ gây đau núm vú mẹ và thường cáu gắt, khóc vì không bú được. Do đó, bé thường tăng cân chậm hoặc không tăng cân.
  • Quá trình nhai nuốt: Do lưỡi ngắn nên cử động nhai nuốt của bé sẽ có nhiều bất thường, dễ bị khớp cắn hở, cắn phạm lưỡi khi nhai nuốt.
  • Khả năng phát âm: Do vận động của lưỡi kém linh hoạt, khó khăn trong việc uốn cong hoặc đưa lưỡi ra phía trước nên chức năng phát âm cũng bị ảnh hưởng. Bé sẽ gặp khó khăn trong việc phát âm các âm: t, l, ch, d, r…
  • Lệch răng: Răng cửa dưới bị nghiêng hoặc bị thưa răng cửa hàm dưới gây mất thẩm mỹ đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động nhai nuốt và giọng nói.
  • Nha chu: thắng lưỡi co kéo và dễ gây viêm và tụt lợi ở mặt trong răng cửa hàm dưới.

Các mức độ dính thắng lưỡi ở trẻ

Thông qua việc quan sát và đo chiều dài dây thắng lưỡi, căn cứ khoảng cách đo được tính từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi nếu nhỏ hơn 16mm, thì các bác sĩ có thể chẩn đoán bé bị dính thắng lưỡi và đánh giá tình trạng của bé dựa trên các cấp độ:

  • Cấp độ 1 (12 – 16mm): Dính thắng lưỡi nhẹ.
  • Cấp độ 2 (8 – 11mm): Dính thắng lưỡi trung bình. 
  • Cấp độ 3 ( 3 – 7mm): Dính thắng lưỡi nặng. 
  • Cấp độ 4 (dưới 3mm): Dính thắng lưỡi hoàn toàn. 

Với cấp độ 1 và 2, bé có thể cần theo dõi thêm. Với trường hợp dính thắng lưỡi cấp độ 3 và 4, bé cần phẫu thuật cắt thắng lưỡi. Tuy nhiên, để xác định việc cần thiết của phẫu thuật cắt thắng lưỡi, mẹ cần đưa bé thăm khám tại chuyên khoa răng hàm mặt, mẹ nhé.

Khi nào cần cắt thắng lưỡi cho trẻ?

Phương pháp phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ

Nhiều mẹ sẽ có cảm giác lo lắng và hơi hoảng sợ khi con mình cần phải trải qua “một cuộc phẫu thuật”, nhưng mẹ yên tâm nhé, vì đây là một cuộc tiểu phẫu khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian, không gây nguy hiểm và cũng không tốn nhiều chi phí. Mẹ chỉ cần lưu ý chọn cho con thực hiện phẫu thuật ở trung tâm y tế uy tín, nghiệp vụ cao và có đầy đủ trang thiết bị là được. Sau phẫu thuật, bé có thể được chăm sóc ngay tại nhà.

Kỹ thuật cắt thắng lưỡi cũng phụ thuộc vào độ tuổi của bé. Với các bé:

  • Dưới 3 tháng tuổi: Đầu bé được giữ thật chặt, bác sĩ có thể chỉ tiêm hoặc bôi tê dao điện cắt thắng lưỡi cho bé. Bé có thể bú lại được ngay sau khi cắt. 
  • Trên 3 tháng tuổi: Bé sẽ được gây tê hoặc gây mê, bác sĩ có thể dùng máy cắt đốt hay dao mổ để cắt thắng lưỡi. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết thương và chỉ vài tuần sau, vết thương sẽ lành.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh

bac si

Phẫu thuật tạo hình thắng lưỡi đa số được thực hiện ở trẻ trên 3 tháng tuổi, ít khi vội cắt thắng lưỡi dưới 3 tháng tuổi. Chỉ một số trường hợp đặc biệt cần cắt sớm ngay sau sanh nếu trẻ có biểu hiện dính thắng lưỡi nặng, không thể bú được. 

bac si

Cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật dính thắng lưỡi

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi sẽ để lại vết màu trắng tại chỗ cắt, đây là diễn tiến bình thường hậu phẫu, mẹ không nên quá lo lắng nhé. Vết trắng sẽ lành lại sau vài tuần và trong thời gian đó, mẹ cần chăm sóc bé theo chỉ định của bác sĩ cũng như vài lưu ý sau:

  • Theo dõi quan sát: Không cho bé ngậm, cắn hoặc đưa vào miệng những vật cứng để tránh chảy máu. Mẹ cũng lưu ý không sờ hoặc không cho bé sờ vào vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng. 
  • Sử dụng thuốc: Cho bé uống thuốc theo đơn của bác sĩ.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bé có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội.
  • Vệ sinh miệng sau ăn: Mẹ cho bé uống nhiều nước sau khi ăn để làm sạch miệng, 
  • Tập vận động lưỡi: 
    • Bé nhỏ: Khi mẹ vệ sinh vùng dưới lưỡi cho bé, có thể tập cho bé nâng lưỡi lên trên.
    • Bé lớn: Mẹ hướng dẫn bé uốn lưỡi lên trên, thè lưỡi ra ngoài. Bé hoàn toàn có thể vận động lưỡi ngay sau mổ.

Nhìn chung, dị tật dính thắng lưỡi là một dị tật nhẹ và có cách xử trí đơn giản. Vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu dính thắng lưỡi ở bé, mẹ đừng ngần ngại thăm hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa của minh để được tư vấn thêm về tình trạng của bé. Mẹ đừng quên truy cập vào mục Chăm sóc bé để tìm đọc những bài viết hữu ích khác, cũng như ghé thăm Góc chuyên gia Huggies khi có những câu hỏi cần giải đáp nhé! 

>> Nguồn tham khảo:

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;