MỤC LỤC BÀI VIẾT
Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Trẻ thiếu kẽm có thể đối mặt với các nguy cơ biếng ăn, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thấp còi. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị thiếu kẽm? Và thiếu kẽm ăn gì? Hãy cùng Huggies tìm hiểu một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ đang bị thiếu kẽm để kịp thời bổ sung giúp con khỏe mạnh, phát triển tốt hơn mỗi ngày.
Xem thêm:
- Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị
- Trẻ bị nôn không sốt: Nguyên nhân, Bố mẹ cần làm gì
- Trẻ Sơ Sinh 3 Ngày Không Ị Có Sao Không? Cách Xử Lý
Tình trạng thiếu kẽm ở trẻ là gì?
Kẽm là một trong những vi chất cần thiết cho quá trình phát triển chiều cao, cân nặng, hệ thần kinh và miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến khứu và vị giác, khiến trẻ có cảm giác ăn không ngon miệng. Về lâu dài, trẻ sẽ biếng ăn và gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn. Không chỉ vậy, nếu không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm cho cơ thể của trẻ sẽ làm giảm chức năng của các tế bào miễn dịch, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có nhu cầu về lượng kẽm riêng. Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), mức kẽm cần có đối với trẻ qua các giai đoạn như sau:
- Trẻ em dưới 3 tháng: 3mg kẽm/ngày.
- Trẻ từ 5 – 12 tháng tuổi: 5 – 8 mg/ngày.
- Trẻ từ 1 – 10 tuổi: 10 – 15 mg/ngày.
Thiếu kẽm gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm lớn, thấp còi (Nguồn: Sưu tầm)
Xem thêm:
12 dấu hiệu trẻ thiếu kẽm
Trẻ bị thiếu kẽm có thể gặp phải những dấu hiệu phổ biến, dễ nhận biết như:
1. Lười ăn, suy dinh dưỡng
Dấu hiệu thiếu kẽm đầu tiên đó là tình trạng lười ăn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho biết, kẽm là hoạt chất có vai trò duy trì, bảo vệ tế bào vị và khứu giác. Khi thiếu kẽm, sự chuyển hóa của tế bào sẽ bị ảnh hưởng khiến trẻ không cảm nhận được sự kích thích của món ăn và giảm hương vị. Từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn, gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm phát triển.
Xem thêm:
- Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Trẻ suy dinh dưỡng: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chăm sóc
2. Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài
Kẽm giúp tăng độ dày niêm mạc, cao nhung mao và chiều rộng của ruột non. Nếu trẻ thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như khó tiêu, buồn nôn, nôn và giảm cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, một số trẻ còn xuất hiện biểu hiện đi ngoài phân sống và tiêu chảy kéo dài.
Xem thêm:
- Tiêu Chảy ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
- Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân và cách chữa
3. Trẻ thường bị khó ngủ, chậm phát triển trí não
Theo các chuyên gia, kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động và truyền thông giữa các tế bào. Đồng thời tham gia vào quá trình hình thành và trao đổi chất truyền thần kinh (neurotransmitter). Do đó, khi thiếu kẽm sẽ khiến chức năng thần kinh của trẻ bị ảnh hưởng, lúc này bé sẽ quấy khóc, hay giật mình và ngủ không sâu giấc vào ban đêm.
Ngoài ra, thiếu kẽm nghiêm trọng còn có thể gây ra sự bất thường của các chức năng ở tiểu não, làm suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém và tư duy chậm. Từ đó cản trở hoạt động nhận thức, gây ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
Thiếu kẽm bé sẽ quấy khóc và ngủ không sâu vào ban đêm (Nguồn: Sưu tầm)
4. Lâu lành vết thương
Khi thiếu kẽm, hệ miễn dịch của trẻ có thể yếu và dễ bị tổn thương tế bào mô. Do đó, những đứa trẻ bị thiếu kẽm thường dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng, viêm nhiễm cũng như khó phục hồi vết thương.
5. Trẻ hay bị ốm vặt
Kẽm là hoạt chất có chức năng kích thích sự phát triển của các tế bào lympho T, lympho B và đại thực bào của hệ miễn dịch. Nếu thiếu kẽm, khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, khiến trẻ thường bị ốm vặt và mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, viêm mũi họng.
6. Rụng tóc
Rụng tóc là dấu hiệu thiếu kẽm điển hình ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do kẽm hoạt động như một chất chống oxy hóa, ức chế sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ các tế bào sản sinh collagen, giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt và giảm gãy rụng.
Rụng tóc vành khăn là dấu hiệu thiếu kẽm điển hình ở trẻ sơ sinh (Nguồn: Sưu tầm)
7. Da khô, dày sừng
Theo các chuyên gia, kẽm có khả năng chống viêm, hỗ trợ quá trình tái tạo collagen, làm lành vết thương cũng như sửa chữa ADN. Vì vậy, nếu bị thiếu hụt kẽm, làn da của trẻ sẽ luôn ở trong trạng thái “yếu ớt”, dễ viêm và có thể khiến cho da khô, dày sừng.
8. Trẻ bị quáng gà, khô mắt
Khi trẻ thiếu kẽm, bố mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu con sợ ánh sáng, khô mắt, quáng gà hoặc loét giác mạc. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hoạt chất này tập trung nhiều ở phần võng mạc, nếu thiếu kẽm đồng nghĩa với việc cơ thể mất đi sắc tố bảo vệ mắt.
9. Móng tay giòn, xuất hiện đốm trắng
Móng tay giòn và xuất hiện đốm trắng là những dấu hiệu thiếu kẽm thường gặp ở trẻ em. Điều này là do cơ thể của trẻ bị thiếu hụt một lượng kẽm khiến các mô và tế bào móng không đủ dưỡng chất để phát triển.
10. Bé bị loét miệng
Thiếu kẽm cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị loét miệng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, lượng kẽm trong cơ thể thấp sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Trẻ có thể bị tưa lưỡi, nấm miệng và gây đau khi bú mẹ.
11. Ù tai, suy giảm thính giác
Một dấu hiệu thiếu kẽm điển hình ở trẻ em đó là tình trạng suy giảm thính giác. Lúc này, bé sẽ có biểu hiện ù tai, không tập trung vào nơi phát ra âm thanh, không quay đầu, không thay đổi biểu cảm khi có giọng nói hay tiếng ồn từ người khác.
12. Trẻ chậm phát triển giới tính
Ngoài ra, nếu thiếu kẽm ở mức độ nặng, trẻ cũng có thể bị chậm phát triển giới tính, suy giảm chức năng tuyến sinh dục, ít tinh trùng,…
Nguyên nhân gây ra thiếu kẽm ở trẻ
Trước khi tìm hiểu thiếu kẽm ăn gì, cần phải biết rõ những nguyên nhân gây ra tình trạng này để có cách khắc phục hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp gây thiếu kẽm
Trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp có thể bị cạn kiệt nguồn dự trữ kẽm nhanh hơn, khiến bé dễ bị thiếu kẽm hơn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng.
Chế độ ăn hàng ngày không hợp lý hoặc bữa ăn thiếu các thực phẩm giàu kẽm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn trong gia đình Việt thường có chất lượng kém, do thiếu thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực phẩm giàu kẽm. Hơn nữa, khẩu phần ăn của trẻ không có sự phong phú, cách chế biến không hợp lý làm mất hàm lượng kẽm trong thức ăn, đồng thời ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dưỡng chất của trẻ.
Lượng kẽm trong sữa mẹ giảm dần
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ sơ sinh là do hàm lượng kẽm trong sữa mẹ giảm dần. Trong 3 tháng đầu, trung bình 1 lít sữa mẹ cung cấp khoảng 2 - 3 mg kẽm, nhưng từ tháng thứ 4 trở đi thì lượng kẽm trong sữa chỉ còn 0,9 mg/lít.
Khả năng hấp thụ kém khi bước sang giai đoạn ăn dặm
Khi trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm, khả năng hấp thụ kẽm qua thức ăn rất thấp khoảng từ 10 - 30%. Do đó, bé phải ăn một lượng lớn thực phẩm giàu kẽm mới đáp ứng đủ lượng kẽm cần cho cơ thể. Ngoài ra, trong quá trình chế biến như xay nhuyễn thực phẩm trước khi nấu cũng có thể làm mất 90% lượng kẽm trong thức ăn.
Trẻ ốm bệnh, sử dụng nhiều kháng sinh dẫn tới hàm lượng kẽm giảm
Đối với những trẻ phải uống nhiều thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy,... sẽ khiến cho hàm lượng kẽm trong cơ thể trẻ bị giảm.
Uống nhiều thuốc kháng sinh khiến cho hàm lượng kẽm trong cơ thể bị giảm (Nguồn: Sưu tầm)
Kẽm bị thất thoát
Lượng kẽm trong cơ thể của trẻ có thể bị thất thoát qua đường huyết dịch hoặc các chấn thương do mất máu, phẫu thuật, bỏng,… Ngoài ra, nếu trẻ bị xơ gan hay suy thận thì việc phải sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ khiến lượng kẽm bị đào thải qua nước tiểu, dẫn đến tình trạng thiếu hụt kẽm.
Thiếu kẽm gây ảnh hưởng thế nào với sự phát triển của bé?
Tình trạng thiếu kẽm trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ:
- Khứu giác và vị giác bị ảnh hưởng khiến cho trẻ ăn không ngon, biếng ăn. Lâu ngày sẽ dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu, trẻ thường xuyên ốm vặt và mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng tiêu hóa, hô hấp.
- Làm tổn thương hệ thần kinh, gây cản trở nhận thức và ghi nhớ, ảnh hưởng xấu đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ.
Cách bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả
Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ mà bố mẹ có thể lựa chọn cách bổ sung kẽm cho bé phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bổ sung kẽm thông qua sữa mẹ
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn kẽm tốt và dễ hấp thu nhất đó là sữa mẹ. Tuy nhiên, lượng kẽm trong sữa sẽ giảm dần theo thời gian nên các mẹ cần chú ý tăng cường dinh dưỡng. Ưu tiên những loại thực phẩm giàu kẽm như tôm đồng, lươn, hải sản, gan lợn, sữa, thịt bò,… Đồng thời bổ sung thêm các loại rau xanh giàu vitamin C như súp lơ xanh, cải thìa, rau bina để tăng cường hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể.
Thiếu kẽm ăn gì? Bổ sung kẽm từ nguồn thực phẩm
Từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ có thể bổ sung thêm các món ăn chứa kẽm như cháo trứng đậu đỏ, súp gà bí đỏ, cháo khoai lang cà rốt,… Ngoài nhóm thực phẩm giàu kẽm, mẹ cũng nên tăng cường bổ sung thêm vitamin C từ các loại rau củ quả như cải bó xôi, bông cải xanh,... để giúp cơ thể của bé hấp thu và chuyển hóa vi chất dễ dàng.
Bổ sung thêm kẽm cho trẻ qua các loại thực phẩm (Nguồn: Sưu tầm)
Cho bé uống kẽm bổ sung
Nếu trẻ không thể đảm bảo đủ lượng kẽm từ chế độ ăn uống, mẹ có thể sử dụng các thực phẩm sức khỏe bổ sung kẽm cho bé. Tuy nhiên, điều này cần phải được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo liều lượng và sử dụng đúng cách. Một số loại kẽm cho bé mẹ có thể tham khảo như kẽm Biolizin, kẽm Fitobimbi, siro ZinC + Lysine Hatro,…
Chẩn đoán và phòng ngừa thiếu kẽm ở trẻ
Với phương pháp xét nghiệm máu đơn thuần rất khó để bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hiện tình trạng thiếu kẽm ở trẻ. Bởi vì hoạt chất này chỉ có một lượng nhỏ được phân phối trong các tế bào của cơ thể dưới dạng vi lượng. Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ thiếu kẽm sẽ chỉ định cho làm xét nghiệm huyết thanh hoặc nước tiểu để đo lường hàm lượng kẽm chuẩn xác. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể làm phân tích sợi tóc hoặc xét nghiệm nước tiểu để đo lường hàm lượng kẽm chuẩn xác.
Các bậc phụ huynh nên bổ sung kẽm cho trẻ theo sự chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần cho trẻ từ 2 tuổi trở lên giúp giảm nguy cơ thiếu kẽm.
Qua bài viết này, chắc hẳn các mẹ đã biết được các dấu hiệu nhận biết thiếu kẽm ở trẻ cũng như thiếu kẽm ăn gì. Hiện nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa có bằng chứng về các ảnh hưởng bất lợi của việc dư thừa kẽm từ các loại thực phẩm tự nhiên. Do đó, bổ sung kẽm cho trẻ từ thức ăn tự nhiên qua đường ăn uống được xem là cách hiệu quả và an toàn nhất.
Xem thêm: