Tất cả các chuyên mục
An toàn cho bé
Cách quản lý thời gian
Lần đầu làm cha mẹ
Cha mẹ và con cái
Kế hoạch chi tiêu cho gia đình
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Mẹ ở công sở
13 Cách giảm mỡ bụng sau sinh cho mẹ bỉm sữa

Chứng viêm các tuyến bạch cầu

Chứng viêm các tuyến bạch cầu

Sốt tuyến là gì?

Bạn đã bao giờ nghe thấy một loại bệnh có tên rất lạ là “bệnh hôn” hay còn gọi là sốt tuyến? Hãy cẩn thận vì tuy nghe có vẻ rất lãng mạn và “ngọt ngào” nhưng gần đây bệnh này thường xuyên được nhắc đến do khả năng dễ lây lan cũng như các ảnh hưởng của bệnh gây ra cho người mắc phải. Không như tên gọi này của bệnh, “bệnh hôn” hay sốt tuyến có thể xuất hiện ngay từ lứa tuổi còn rất nhỏ (khoảng 50% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh này). Hãy xem những biểu hiện, triệu chứng và nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

Trong cuộc đời, ai trong số chúng ta cũng có thể nhiễm một loại virus khủng khiếp được gọi là sốt tuyến mà không hề hay biết. Đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ nghĩ “Không bao giờ!”. Vậy thì bạn hãy nhớ lại những cơn đau họng không nuốt nổi nước bọt, ớn lạnh rồi lại đổ mồ hôi sau đó, đau nhức mình mẩy, và không thiết tha gì ăn uống. Những triệu chứng tương tự như một cơn cảm cúm này hoàn toàn có thể là bệnh sốt tuyến. Sốt tuyến (hay còn được gọi bằng cái tên là “bệnh hôn”, do lây nhiễm qua tuyến nước bọt) là thuật ngữ phổ biến được dùng để miêu tả một loại bệnh nhiễm virus cấp tính, tên khoa học của bệnh là “bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng”. Virus gây ra bệnh sốt tuyến là virus Epstein-Barr. Sốt tuyến chủ yếu gây ảnh hưởng tới lứa tuổi thanh thiếu niên, cũng bởi thế mà nó còn có tên là “bệnh hôn”

Các triệu chứng của bệnh sốt tuyến

Hầu hết người bệnh đều bị đau họng và có thể sốt. Mệt mỏi khủng khiếp cũng là một dấu hiệu phổ biến và là một dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện ra có vẻ không chỉ là một cơn cúm thông thường. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của họng và amidan, những vị trí trú ngụ ưa thích của virus này. Nếu phát hiện thấy các đốm nhỏ, bác sĩ có thể nghĩ tới tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng (sốt tuyến) và yêu cầu các loại xét nghiệm sau đó để chắc chắn, vì sốt tuyến thậm chí có thể xuất hiện theo những triệu chứng rất khác nhau, thậm chí ở một số người bệnh, bệnh hoàn toàn không biểu hiện triệu chứng nào cả

Bác sĩ sẽ kiểm tra một loạt những triệu chứng khác để có thể chẩn đoán chắc chắn hơn. Những triệu chứng này (kèm theo thuật ngữ y khoa) gồm có:

  -  Hạch bạch huyết sưng lớn

  -  Lách sưng to (chứng phì đại lách), khoảng 50% người bị sốt tuyến có triệu chứng này.

  -  Da và mắt vàng (bệnh vàng da), triệu chứng này xuất hiện ở khoảng 4% người bệnh.

Tiến hành xét nghiệm máu là một biện pháp hiệu quả giúp chẩn đoán được cả việc bạn đang nhiễm bệnh hay việc bạn đã từng nhiễm virus trong quá khứ hay không.

Nhiễm bệnh, thời gian nhiễm bệnh và các đường lây nhiễm.

Kể từ khi lây nhiễm vào cơ thể người bệnh, virus sẽ mất 4-6 tuần để phát triển, và điều này cũng gây khó khăn trong việc phát hiện bệnh sớm. Thêm vào đó, một người bệnh có thể bị nhiễm hàng tháng trời mà không hề hay biết. Trong một số trường hợp, thời kỳ lây nhiễm có thể kéo dài tới một năm, đặc điểm này giải thích nguyên nhân vì sao bệnh có thể lan rộng như vậy. Do bệnh lây qua đường nước bọt và hôn là một nguyên nhân lây bệnh rõ ràng, thì trẻ cũng dễ dàng bị lây nhiễm bởi các bệnh phẩm là thức ăn ăn chung hay những vật trẻ đưa vào miệng.

Điều trị bệnh tuyến bạch cầu

Một điều may mắn là sốt tuyến thường không quá nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, thường chỉ gây ra những triệu chứng rất nhẹ và đôi khi là không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Khoảng 50% trẻ dưới 5 tuổi đã từng bị nhiễm sốt tuyến.

Trong khi tất cả những đặc tính kể trên làm cho sốt tuyến có vẻ rất vô thưởng vô phạt, một vài nghiên cứu cho thấy có thể có mối liên hệ giữa sốt tuyến và hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Có cần giữ trẻ nhiễm bệnh ở nhà không?

Nhiều tổ chức và chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ không khuyên bạn giữ con bạn ở nhà, nếu trẻ chỉ nhiễm virus, sẽ rất thiếu thực tế và hợp lý nếu không đến trường trong vòng hàng tháng trời. Tất nhiên, trong trường hợp bạn hay trẻ có các triệu chứng nặng hơn, tốt nhất nên nghỉ ngơi ở nhà và xin lời khuyên của bác sĩ.

Phải làm gì để giảm bớt các ảnh hưởng của bệnh và điều trị bệnh?

Các nghiên cứu đều cho thấy, hệ miễn dịch là yếu tố chủ chốt của quá trình phục hồi. Vì vậy, chế độ ăn của người bệnh đóng một vai trò rất quan trọng khi điều trị bệnh. Ngoài ra, thảo dược và các liệu pháp thiên nhiên khác cũng hỗ trợ rất tốt trong việc nâng cao hệ miễn dịch. Do vai trò quan trọng của hệ miễn dịch đối với bệnh sốt tuyến, các biện pháp làm tăng cường hệ miễn dịch giúp thúc đẩy nhanh chóng quá trình hồi phục, giảm nguy cơ bệnh tái phát cũng như tăng khả năng miễn dịch của người bệnh với ngay cả các bệnh khác.

Bổ sung chất

Các nhà dinh dưỡng học hay các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể sẽ tư vấn cho bạn các loại thuốc bổ sung chất, như: vitaminc C, vitamin B tổng hợp hay CoQ10 và các loại thảo dược giúp tăng cường hệ miễn dịch ví dụ như Echinacea.

Chế độ ăn uống

Ngay cả sau khi đã được tư vấn bởi một nhà dinh dưỡng học hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe thì bạn vẫn cần tham khảo một chế độ ăn uống hiệu quả. Chúng tôi cung cấp dưới đây một danh sách, nhưng hãy nhớ rằng tình trạng và cơ địa của mỗi người cần một chế độ dinh dưỡng cụ thể riêng.

1. Tăng cường các thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Lựa chọn các thức ăn giàu dinh dưỡng sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi cũng như hỗ trợ một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều calo, ít chất dinh dưỡng (ví dụ như các loại mỡ). Dưới đây là danh sách một số thực phẩm giàu dinh dưỡng:

-  Trái cây tươi gồm bao gồm cả sinh tố từ các loại quả mọng nhiều màu sắc khác nhau.

  -  Ăn các loại rau tươi.

2. Tăng cường các loại thực phẩm kháng khuẩn.

Các loại thực phẩm như hành và tỏi giúp kháng khuẩn và thậm chí cả virus. Hãy cố gắng thêm chút tỏi tươi và nấm đông cô (nấm Nhật bản) vào món súp trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Các triệu chứng của bệnh tuyến bạch cầu

3. Tránh các loại chất kích thích như trà, cà phê hay các đồ uống tăng lực

Caffeine được cho là gây cản trở cho quá trình giải độc trong cơ thể, vì vậy hãy hạn chế những thức uống có chứa caffeine. Trẻ em được khuyên không nên dùng các loại nước tăng lực hay ngay cả thức uống bổ sung khi chơi thể thao, và tốt nhất chỉ nên uống nước lọc.

4. Tránh các thực phẩm nhiều đường.

Hãy thận trọng với đồ ngọt (cả thức ăn lẫn đồ uống) như một số loại ngũ cốc. Hãy lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì.

5. Cẩn thận với các chất béo bão hòa.

Hãy nhớ rằng chúng ta cần bổ sung năng lượng cho cơ thể từ rất nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau. Bởi vậy hãy hạn chế các loại thức ăn như sô-cô-la, bánh ngọt, các loại thịt đã chế biến, các loại đồ phết như bơ mứt…, cũng như đồ ăn nhanh và ăn vặt.  Thay vào đó hãy chọn các sản phẩm từ sữa ít béo (với trẻ trên 2 tuổi), thịt tươi và các đồ ăn vặt lành mạnh như các loại hạt và sữa chua.

6. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước để thải độc cho cơ thể. Hãy kiểm tra màu sắc của nước tiểu, để bổ sung nước, nếu có màu sậm và có mùi, bạn có dấu hiệu bị mất nước.

Một số lưu ý

Hãy nhớ nghỉ ngơi đầy đủ. Việc nghỉ ngơi hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe, và giấc ngủ cũng là một biện pháp chữa trị tự nhiên. Tất nhiên khi đã dần hồi phục, bạn có thể hoạt động bình thường trở lại tuy nhiên hãy tránh các hoạt động quá sức như nâng các vật nặng hay vội tập thể thao trở lại do nguy cơ vỡ lá lách có thể xảy ra.

Và luôn lưu ý việc bổ sung chất phải được sự hướng dẫn của các chuyên gia có đủ điều kiện tư vấn.

Thông tin được cung cấp bởi chuyên gia dinh dưỡng Leanne tại trung tâm dinh dưỡng cho trẻ em Sneakys. Để truy cập thêm các kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ nhỏ, bạn có thể truy cập Huggies ngay. 


Hạch bạch huyết sưng lớn
Hạch bạch huyết sưng lớn
Hạch bạch huyết sưng lớn
Hạch bạch huyết sưng lớn

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;