Bậc phụ huynh nào cũng muốn con mình phát triển và khỏe mạnh. Để biết bé có phát triển hay không bố mẹ thường dựa vào chiều cao cân nặng của trẻ chính là xác định. Vậy làm sao để có thể biết được cách tính chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo WHO? Hãy để Huggies bật mí cho bạn nhé.
Tham khảo thêm: Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao
Quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ
Sau khi chào đời, trẻ sẽ có sự phát triển về chiều cao và cân nặng rất nhanh chóng. Thông thường trong một năm đầu tiên, trẻ sẽ cao lên 25cm và nặng hơn gấp rưỡi so với lúc mới sinh. Qua đến năm thứ 2, trẻ sẽ tăng thêm khoảng 10cm nữa, lúc này chiều cao của trẻ sẽ trong khoảng từ 85cm - 86cm. Đến năm thứ 3 trở đi cho đến khi trẻ dậy thì, chiều cao của trẻ mỗi năm sẽ tăng lên khoảng 5cm.
Giai đoạn tiền dậy và dậy thì chính là khoảng thời gian mà sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ thể hiện rõ rệt. Cụ thể:
- Đối với bé gái:
- Tiền dậy thì: Trong độ tuổi từ 9 - 11 tuổi, chiều cao của trẻ có thể tăng khoảng 6cm/năm
- Dậy thì: Trong độ tuổi từ 12 - 16 tuổi, chiều cao sẽ tăng lên khoảng từ 8cm - 12cm nếu chăm sóc tốt.
- Đối với bé trai:
- Tiền dậy thì: Trong độ tuổi từ 9 - 11 tuổi, chiều cao sẽ tăng từ 7cm/năm.
- Dậy thì:Trong độ tuổi từ 14 - 18 tuổi, chiều cao của bé trai cũng tăng tương tự như bé gái khoảng từ 8cm - 12cm nếu chăm sóc tốt.
Sau khi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại, thậm chí là dừng lại và không tăng theo nữa.
Tham khảo thêm: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Sau khi chào đời, các bé đều có sự phát triển về chiều cao và cân nặng nhanh chóng (Nguồn: Sưu tầm)
Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của bé trai 0 - 5 tuổi
1. Bảng tiêu chuẩn cân nặng bé trai
Dưới đây là bảng cân nặng bé trai theo từng tháng tuổi theo tiêu chuẩn WHO. (Đơn vị tính: Kg)
2. Bảng tiêu chuẩn chiều cao bé trai
Dưới đây là bảng chiều cao bé trai theo từng tháng tuổi theo tiêu chuẩn WHO. (Đơn vị tính: cm)
Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của bé gái 0 - 5 tuổi
1. Bảng tiêu chuẩn cân nặng bé gái
Dưới đây là bảng cân nặng bé gái theo từng tháng tuổi theo tiêu chuẩn WHO. (Đơn vị tính: Kg)
2. Bảng tiêu chuẩn chiều cao bé gái
Dưới đây là bảng chiều cao bé gái theo từng tháng tuổi theo tiêu chuẩn WHO. (Đơn vị tính: cm)
Cách tính cân nặng lý tưởng ở trẻ em
Thông thường, có rất nhiều cách tính chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em. Tuy nhiên, cách tính cân nặng lý tưởng của trẻ em sẽ dựa vào 3 giai đoạn như sau:
1. Trẻ từ sơ sinh – 6 tháng tuổi
Công thức tính cân nặng lý tưởng của trẻ em sau:
Cân nặng lý tưởng (kg) = Cân nặng sơ sinh (kg) + Số tháng tuổi x 0,6.
Ví dụ: Một em bé sơ sinh có cân nặng 3,5 kg, sau 3 tháng cân nặng lý tưởng của bé sẽ là 3,5 + (3 x 0,6) = 5,3 kg, đây là cân nặng cho thấy bé đang phát triển tốt.
Tham khảo thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO 2022
2. Trẻ từ 7 tháng tuổi – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, cân nặng lý tưởng của trẻ sẽ tính theo công thức sau:
Cân nặng lý tưởng (kg) = Cân nặng sơ sinh (kg) + 3,6 + 0,5 x (Số tháng tuổi x 0,6).
Ví dụ: Cân nặng của em bé khi sinh ra là 3,5 kg. Để tính được cân nặng lý tưởng của bé sau 10 tháng thì lấy 3,5 + 3,6 + 0,5 x (10 x 0,6) = 10,1 kg.
3. Trẻ từ 2 – 12 tuổi
Công thức tính: Cân nặng lý tưởng (kg) = 8 + (số năm tuổi x 2).
Ví dụ: Em bé lớn 10 tuổi nếu tính cân nặng lý tưởng chỉ cần áp dụng công thức sẽ tính ra được bằng cách lấy 8 + (10 x 2) = 28 kg.
Ngoài những cách tính trên, bạn cũng có thể tính số cân nặng lý tưởng của bé bằng cách lấy số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 sau đó chia cho 10.
Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em
Cách tính chỉ số BMI ở trẻ theo công thức sau đây:
Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m)* Chiều cao(m)) + Chỉ số BMI ở trẻ.
Sau khi tính được chỉ số BMI, bạn có thể thể dựa vào biểu đồ tăng trưởng phần trăm BMI theo độ tuổi của trẻ để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Biểu đồ này được sử dụng để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.
Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi (từ 2 - 20 tuổi) như sau:
Cách tính chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ để tính BMI (Nguồn: Sưu tầm)
Hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho trẻ
1. Đối với bé 0 - 2 tuổi
Cách đo chiều cao cho bé từ 0 -2 tuổi chuẩn nhất đó là dùng thước đo chuyên dụng và đo nằm. Cách thực hiện như sau:
- Cho bé nằm ngửa, đầu chạm vào sát bên cạnh thước đo.
- Giữ đầu bé nằm thẳng sao cho mắt hướng lên trần nhà.
- Để đầu gối bé thắng và áp sát vào thước đo. Sau đó xem kết quả.
Đối với trẻ từ 0 - 2 tuổi, bố mẹ nên thường xuyên đo chiều cao, cân nặng cho bé để biết con có phát triển tốt hay không.
2. Đối với bé 2 tuổi trở lên
Ở độ tuổi này, bé đã biết đứng nên bố mẹ có thể đo chiều cao cho trẻ bằng thước đứng trên tường. Cách đó và những lưu ý bố mẹ cần biết như sau:
- Thước đo phải được cố định độ, đảm bảo độ chính xác và thẳng đứng vuông góc với sàn nhà hoặc mặt đất.
- Cho bé đứng thắng người vào vị trí đo, không cho bé mang giày dép khi đo.
- Cho 2 tay bé áp thẳng dọc theo 2 đùi, mắt nhìn thẳng về phía trước.
- Dùng bảng gõ áp sát vào đỉnh đầu bé và phải vuông góc với thước đo. Sau đó xem kết quả.
Mẹ nên tham khảo hướng dẫn cách đo chiều cao chuẩn cho trẻ theo độ tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Chiều cao cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
1. Yếu tố di truyền
Gen di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Bời vì từ khi khi thành bào thai, bé đã được nhận mã gen từ cả bố và mẹ. Theo các nghiên cứu của những nhà khoa học cho biết rằng gen di truyền quyết định đến 23% chiều cao của trẻ sau này.
2. Sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang bầu
Thai nhi luôn sống dựa hoàn toàn vào mẹ trong khi còn trong bụng mẹ. Do đó, sức khỏe của mẹ cũng sẽ là yếu tố quyết định rất nhiều đến chiều cao và cân nặng của trẻ. Nếu trong quá trình mang thai, mẹ bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng, khoáng chất thì bé sẽ được phát triển khỏe mạnh.
Tham khảo thêm: Dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ cho mẹ bầu
3. Sức khỏe của bé
Ngoài những yếu tố trên thì sức khỏe của bé cũng làm ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của con. Nếu bé ốm yếu, không có chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ khiến trẻ ốm yếu, còi xương, chậm phát triển. Do đó, khi trẻ từ 0 - 18 tuổi bố mẹ cần cho bé ăn nhiều loại thực phẩm bổ sung đa dạng các dinh dưỡng khác nhau. Đặc biệt, cần bổ sung đủ lượng canxi, vitamin và chất đạm để trẻ phát triển tốt.
Tham khảo thêm: Bổ sung canxi cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ
4. Tập luyện thể thao
Song song với ăn uống thì bố mẹ cũng nên hướng dẫn con tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày một cách hợp lý để hỗ trợ cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Một số môn thể thao giúp bé tăng chiều cao như: Bóng rổ, bơi lội, bóng chuyền,...
5. Yếu tố khác (đề cập đến môi trường sống, giấc ngủ,...)
Môi trường xung quanh hay giấc ngủ mỗi ngày cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Bố mẹ không nên cho bé ngủ nhiều, hoặc ép trẻ phải ngủ khi bé không buồn. Ngoài ra, một môi trường sống lành mạnh, trong lành, không ô nhiễm, khói bụi sẽ giúp bé phát triển tốt hơn.
Cân nặng chiều cao của bé không đạt chuẩn thì ba mẹ cần làm gì?
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt
Nếu chiều cao và cân nặng của bé không đạt chuẩn thì bố mẹ nên bổ sung đa dạng các dưỡng chất cho bé. Tốt nhất, bố mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính, ăn thêm từ 2 – 3 bữa. Tuy nhiên, bố mẹ cần đảm bảo rằng bữa ăn của bé có đủ 4 nhóm dưỡng chất: Đường, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Tạo thói quen vận động, tập luyện đều đặn cho trẻ
Bố mẹ nên tạo điều kiện để bé có thể được chơi thể thao, tập luyện thường xuyên. Vì khi hoạt động, cơ thể sẽ tạo ra quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ trao đổi chất tốt hơn, hoạt động vận chuyển canxi vào mô xương cũng tốt hơn. Do đó, tập luyện thể thao sẽ giúp bé có xương chắc khỏe, phát triển vượt trội.
Ngủ đúng giờ và đủ giấc
Cơ thể sẽ sản xuất nhiều hormone tăng trưởng khi bé có một giấc ngủ sâu vào ban đêm. Điều này tốt cho quá trình hấp thụ canxi, kích thích hệ xương phát triển. Để phát triển tốt, trẻ cần đảm bảo có được giấc ngủ ngon và ngủ đủ từ 8 – 12 tiếng vào ban đêm.
Tham khảo thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong thai kỳ an toàn
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao và cân nặng
Ngoài những cách trên, bố mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao và cân nặng. Nên chọn các sản phẩm có thành phần bổ sung dưỡng chất với bộ 3 canxi nano, vitamin D3 và MK7 để trẻ phát triển xương, tăng chiều cao. Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng khác như: Magie, kẽm, DHA,... để giúp trẻ phát triển toàn diện như thể lực, trí lực.
Tham khảo thêm: Cách tăng chiều cao cho trẻ tối đa, đúng chuẩn mẹ bầu nên biết
Thông qua những chia sẻ trong bài viết này, Huggies hy vọng có thể giúp bạn biết cách tính chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ cũng như biết cách chăm sóc trẻ một cách hợp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp trẻ phát triển tốt hơn. Mẹ có thắc mắc gì hãy ghé qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc Góc chuyên gia của Huggies nhé!