Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Kiểm tra trẻ có bị hẹp bao quy đầu

Bài viết này nhận được sựtham vấn chuyên khoa từ bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh hiện đang là bác sĩ Nội Nhi tại bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, có rất nhiều bé bị hẹp bao quy đầu . Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng hiểu rõ về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Biết được nguyên nhân hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng như mức độ nguy hại sẽ giúp các mẹ biết cách xử lý kịp thời và hiệu quả. Vậy đâu là cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ? Cùng Huggies tìm hiểu cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em và hướng xử lý tình trạng bé bị hẹp bao quy đầu trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

Hẹp bao quy đầu ở trẻ là gì?

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng da quy đầu dương vật không kéo xuống được ngay cả khi cương cứng. Phần lớn bé trai khi sinh ra đều bị hẹp, khi lớn lên quy đầu sẽ tự tuột ra. Trường hợp da quy đầu không tự tuột sẽ cần phẫu thuật cắt một phần hoặc toàn bộ.

Có 2 dạng hẹp bao quy đầu:

  • Hẹp bao quy đầu sinh lý: Chiếm hầu hết các trường hợp, là do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh giữa bao quy đầu và quy đầu.
  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Ít gặp hơn (<16%), bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm, gây sẹo xơ.

Làm thế nào để kiểm tra trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Nếu muốn biết con mình có bị hẹp bao quy đầu không thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất và có phương hướng điều trị phù hợp.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu

Có 2 dạng hẹp bao quy đầu đó là bệnh lý và sinh lý (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân của hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ

Phần lớn bao quy đầu của dương vật có thể tuột xuống khi trẻ đạt độ tuổi 3 - 4. Tuy nhiên, có một số trẻ sẽ không thực hiện được điều này và dẫn đến tình trạng trẻ bị hẹp bao quy đầu. Nguyên nhân có thể là do:

  • Phần da quy đầu quá nhỏ nên quy đầu của dương vật không thể chui qua vừa.
  • Dây hãm của bao quy đầu quá ngắn khiến cho nó không thể rút lại hoàn toàn (tình trạng này gọi là ngắn hãm dương vật, dây hãm breve).
  • Dương vật bị viêm nhiễm để lại hậu quả là sẹo xơ hóa ở quy đầu dương vật.

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em là quan sát phần da ở đầu dương vật có ôm sát quy đầu của trẻ hay không. Tình trạng này ở trẻ sẽ được cải thiện dần theo từng độ tuổi và khi đến độ tuổi trưởng thành thì lớp da này có dấu hiệu lộn ra phía sau để lộ hẳn quy đầu ra bên ngoài.

Một số trường hợp không thể tự lột ra được và cần có những phương pháp điều trị mới có được một dương vật bình thường. Cần theo dõi ngay từ khi còn nhỏ để có biện pháp điều trị phù hợp theo từng độ tuổi.

Mẹ cũng có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu như: đau đớn, không chịu đi tiểu, khi tiểu sẽ phồng lên ở đầu dương vật do lớp da này không mở ra khiến nước tiểu không thể thoát ra bên ngoài. Nước tiểu đục hoặc có mùi khai khi trẻ đi tiểu, hiện tượng này không chỉ xuất hiện một vài lần mà xuất hiện với tần suất lớn khi trẻ nhỏ có dấu hiệu hẹp bao quy đầu.

Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ

Trẻ không chịu đi tiểu là một dấu hiệu nhận biết trẻ bị hẹp bao quy đầu (Nguồn: Sưu tầm)

Bệnh hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Nếu không đưa trẻ đến gặp bác sĩ và có giải pháp xử lý kịp thời, hẹp bao quy đầu có thể để lại những hậu quả đáng tiếc với sức khỏe của trẻ, ví dụ như:

Viêm quy đầu

Khi bao quy đầu bị hẹp, các tế bào chết bong tróc ra kết hợp với những cặn bã còn sót lại sau khi đi tiểu, sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Điều này khiến cho dương vật có thể sẽ bị viêm nhiễm, sưng đỏ và nổi bọng nước, thậm chí có thể gây ra bệnh viêm quy đầu.

Viêm nhiễm niệu đạo

Bao quy đầu bị hẹp không chỉ tạo ra môi trường cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm ở dương vật mà còn có thể dễ dàng xâm lấn sang niệu đạo. Trong tình trạng nặng hơn, chúng có thể di chuyển ngược dòng và gây ra bệnh viêm bàng quang, viêm đài bể thận.

Nghẹt quy đầu

Tình trạng này xảy ra khi phần da quy đầu có thể kéo ra sau nhưng không kéo phủ trở lại như ban đầu. Khi dương vật cương cứng, phần da vẫn phủ căng vòng quanh dương vật, làm nghẹt quy đầu, khiến máu không lưu thông được và quy đầu bị phù nề. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến quy đầu dương vật bị hoại tử.

Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ

Theo thống kê 90% bé trai hẹp bao quy đầu sinh lý khi mới đẻ, tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần theo tuổi và đến tuổi dậy thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 10%. Do trẻ chưa nhận thức được cơ thể và sức khỏe của mình, cho nên ba mẹ cần phải chú ý đến vấn đề này cho trẻ nhiều hơn, tránh chủ quan để bệnh phát triển gây nguy hiểm đến khả năng sinh sản và những bệnh lý khác.

Với các trường hợp sau, ba mẹ cần cắt bao quy đầu cho bé theo chỉ định:

  • Hẹp bao quy đầu bệnh lý.
  • Viêm da quy đầu mức độ nặng, viêm da quy đầu tái phát hay điều trị thất bại.
  • Bao quy đầu bị nghẹt không tuột lên được.
  • Hẹp bao quy đầu dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu tái phát.

Việc cắt bao quy đầu cho trẻ chỉ được thực hiện khi bé hoàn toàn khỏe mạnh và có một tình trạng sức khỏe tốt. Đa số những trẻ em lớn hơn (trên 3 tuổi) với da quy đầu bị xơ hoặc quá khít mà biện pháp nong bao quy đầu không thể thực hiện được thì sẽ được áp dụng cắt bao quy đầu.

Dịch ẩm là chất dịch nằm giữa quy đầu và bao quy đầu có tác dụng bóc tách tự nhiên giúp bao quy đầu kéo tuột lên được. Trong dịch ẩm, các tế bào biểu mô của bao quy đầu tróc ra, tích thành những mảng trắng chứa tế bào chết và dễ dàng để vệ sinh sạch sẽ khi tuột bao quy đầu xuống. Vì vậy, khi trẻ cắt bao quy đầu thì chất này sẽ được rửa sạch một cách dễ dàng và không gây ra viêm nhiễm, mùi hôi.

Ngoài ra, trẻ cắt bao quy đầu sẽ ít bị nhiễm trùng đường tiểu hơn là những trẻ không thực hiện cắt bao quy đầu. Hơn nữa, phương pháp này cũng giúp phòng ngừa ung thư dương vật ở nam giới.

Cách chữa trị, cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ

Cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ được thực hiện theo những bước sau:

  • Gây tê cho trẻ để giảm đau trong quá trình phẫu thuật.
  • Làm sạch dương vật, bao quy đầu.
  • Kẹp chuyên dụng được gắn vào dương vật.
  • Cắt bỏ bao quy đầu.
  • Băng vết thương, bôi sáp mỡ để không cho dương vật cọ xát vào tả của trẻ.

Một số phương pháp điều trị thay thế cho phẫu thuật này bao gồm:

  • Nếu bị viêm quy đầu xơ tắc, cắt bao quy đầu là cách điều trị tốt nhất và triệt để nhất để chữa bệnh này.
  • Đối với các bệnh lý khác, bác sĩ có thể khuyến cáo rạch bao quy đầu ở phần sau hoặc thực hiện thủ thuật tái tạo lại hình dạng của bao quy đầu.
  • Nếu trẻ không bị viêm quy đầu xơ tắt, bác sĩ sẽ khuyến cáo rạch bao quy đầu phần sau. Thủ thuật này giúp mở rộng phần đầu bao quy đầu.

Trước khi tiến hành phẫu thuật cho trẻ, mẹ nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Chăm sóc trẻ em sau khi cắt bao quy đầu như thế nào?

Ba mẹ cũng nên lưu ý chăm sóc trẻ sau khi thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu như sau:

  • Phải sử dụng xà phòng dịu nhẹ cùng với nước để làm sạch vùng phân dính trên dương vật.
  • Thay tã thường xuyên cho bé vì nước tiểu và phân trong tã để lâu dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng.
  • Chú ý những tình trạng như đỏ kéo dài, sưng, tiết ra chất lỏng đục bất thường và tạo thành một lớp vảy cứng trên bề mặt dương vật để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.
  • Sau khi cắt bao quy đầu cho trẻ nhỏ, sẽ có một miếng băng sáp mỡ đặt trên phía đầu của dương vật và dễ bị rơi ra khi bé đi vệ sinh, nên cần chú ý điều này để vết thương được mau lành hơn.

Khi có dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán có phải là tình trạng bệnh lý hay không, từ đó có hướng xử lý phù hợp. Việc cắt bao quy đầu cho trẻ phụ thuộc vào mức độ hẹp bao quy đầu, và quan trọng nhất là cần được sự đồng ý của ba mẹ và gia đình trẻ để có thể tiến hành.

Cách chăm sóc hẹp bao quy đầu ở bé trai

Bố mẹ nên thay tã thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng (Nguồn: Sưu tầm)

Với những gì được chia sẻ trong bài viết này, hy vọng đã giúp ba mẹ có được những hiểu biết nhất định về vấn đề bé bị hẹp bao quy đầu , từ đó có thể đưa ra quyết định cho trẻ đi thăm khám và thực hiện thủ thuật này sớm nếu được bác sĩ chỉ định, tránh dẫn đến những bệnh lý phức tạp. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều:

tã dán Huggies size M, bỉm dán Huggies, tã dán Huggies size L, bỉm dán Huggies tràm trà size XL, tã dán Huggies size XXL, tã quần Huggies, tã quần Huggies size L, tã quần Huggies size M, tã quần Huggies size XL, tã quần Huggies tràm trà size XXL

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/mens-health/tight-foreskin

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3329654/

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;