Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Mẹ nên làm gì?

Làm sao khi bé bị ho và sổ mũi

Trẻ sơ sinh và trẻ em vốn rất hiếu động nên vấn đề thường xuyên bị té ngã sẽ khó tránh khỏi. Tuy nhiên, những va chạm này tưởng như nhẹ nhàng nhưng lại có thể gây ra chấn thương đầu nghiêm trọng. Vì thế, không nên chủ quan, lơ là với những tai nạn nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày.

Ngã thường nghiêm trọng khi ngã xuống vài bậc cầu thang, rơi từ bàn xuống sàn cứng, ngã từ giường xuống một bề mặt cứng hoặc đầu bị va đập vào cạnh giường. Vậy bé bị ngã đập đầu phía sau có nguy hiểm không? Ba mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngã đập đầu phía sau? Cùng Huggies tìm hiểu cách xử lý đúng đắn khi trẻ bị té đập đầu xuống đất bố mẹ nhé!

>> Tham khảo:

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?

Thông thường, khi trẻ em bị ngã đập đầu phía sau, rất khó để dự đoán chấn thương não nào là lành tính hay nguy hiểm. Đầu tiên, bố mẹ có thể căn cứ vào 3 yếu tố sau để có phán đoán ban đầu. Đồng thời, quan sát và cung cấp thông tin 3 yếu tố này cũng có thể giúp cho chẩn đoán của bác sĩ có thể rõ ràng hơn:

  • Độ cao: Độ cao càng thấp so với nơi bé ngã xuống thì mức độ nguy hiểm càng giảm. Bác sĩ khuyến nghị rằng những đứa trẻ dưới 5 tuổi không được lên độ cao trên 1,5m.
  • Bề mặt rơi xuống: So với các bề mặt mềm, bông thì các lớp gạch men, đất cứng, sỏi đá, bê tông khi bé ngã đập đầu phía sau sẽ nguy hiểm hơn.
  • Vật dụng va chạm: Sau khi bé ngã dập đầu ra sau có va đập trực tiếp vào cái gì hay không cũng rất đáng lưu ý. Nếu là đồ vật có góc cạnh hay mặt kính thì có thể để lại hậu chấn thương nghiêm trọng.

>> Tham khảo :

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không?

Bố mẹ nên làm gì khi bé bị ngã đập đầu phía sau?

Trong vòng 24 đến 48 giờ đầu tiên sau khi bé bị té u đầu phía sau, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để chăm sóc trẻ:

  • Chườm lạnh.
  • Làm sạch và băng bó các vết thương nếu có trên các bộ phận khác.
  • Theo dõi thời gian ngủ và biểu hiện khi ngủ trưa, ngủ vào ban đêm.
  • Quan sát các biểu hiện bất thường khác thường ngày nếu có.
  • Ghi nhận và thông tin cho bác sĩ chuyên khoa những biểu hiện sau khi bé bị ngã đập đầu phía sau và xin tư vấn

>> Bố mẹ có thể tham khảo thêm: Bộ đôi Tã quần Huggies Skin Care Tràm trà size Mtã quần Huggies Skin Care Tràm trà size L với lớp đệm êm mềm, an toàn cho bé từ 3 tháng đến 1 tuổi

Chăm sóc, quan sát và đưa trẻ đến bệnh viện khi cần thiết sau khi bé bị ngã ra sau

Chăm sóc, quan sát và đưa trẻ đến bệnh viện khi cần thiết sau khi bé bị ngã ra sau (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ bị ngã đập đầu cần theo dõi bao lâu?

Sau khi bé bị ngã đập đầu phía sau xuống đất, bố mẹ cần theo dõi các biểu hiện của bé trong vòng 1 - 2 ngày. Nếu bé vẫn tỉnh táo và vận động bình thường thì lúc này bố mẹ có thể an tâm.

Trên thực tế, chỉ có 2-3% các trường bé bị ngã đập đầu phía sau dẫn đến hậu quả vỡ xương sọ và các vấn đề thần kinh. Trong đó 1% các hậu quả vỡ xương sọ đến chấn thương sọ não thường do tai nạn giao thông gây ra. Nếu sau khi ngã mà bé chưa có các biểu hiện phía trên, bố mẹ tránh kích động mà quát mắng trẻ con, thay vào đó hãy giúp bé thư giãn và nghỉ ngơi.

>> Tham khảo thêm: Vì sao trẻ bị sổ mũi? Cách trị sổ mũi cho trẻ bé nhanh khỏi

Các dấu hiệu nghiêm trọng ngay sau khi ngã nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức

Các dấu hiệu nghiêm trọng ngay sau khi ngã nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức (Nguồn: Sưu tầm)

>> Bố mẹ có thể tham khảo thêm: Bộ đôi Tã dán Huggies Dry Tràm trà size Stã dán Huggies Dry Tràm trà size M cho bé từ 1 tới 3 tháng tuổi

Các loại chấn thương đầu do bị ngã ra sau và biểu hiện

“Chấn thương đầu” được hiểu là phạm vi đầu bị thương từ một cục u nhỏ trên trán cho đến chấn thương sọ não nghiêm trọng. Cho đến bây giờ, đa số chấn thương đầu liên quan đến té ngã của trẻ em thường thuộc loại nhẹ.

Chấn thương đầu nhẹ

Ở mức chấn thương nhẹ thì té ngã không gây ra các tổn thương với phía trong não bộ của em bé. Với các biểu hiện của chấn thương đầu nhẹ sau khi bé bị ngã đập đầu phía sau là những cục u, vết sưng trên trán, da đầu… Đôi khi có vết nứt da chảy máu do va chạm thì bố mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để khử trùng và sơ cứu. Nếu bố mẹ không thể thấy các dấu hiệu bằng mắt nhưng trẻ vẫn quấy khóc, không thể vào giấc ngủ thì vẫn nên lưu ý vì các trẻ nhỏ tuổi vẫn chưa biết dùng lời diễn tả cơn đau.

>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết đi? Bài tập hỗ trợ bé tập đi nhanh

Đầu bị chấn thương trung bình đến nặng

Các loại chấn thương trung bình đến nặng bao gồm:

  • Vỡ xương sọ
  • Chấn động não
  • Chảy máu bên trong não
  • Co giật, não bị bầm

Hậu quả của chấn thương đầu trung bình đến nặng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chức năng hoạt động của não, và nó có thể có những triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội
  • Mất ý thức, mơ hồ không tỉnh táo
  • Buồn nôn, ói mửa dù không ăn gì

Bố mẹ đừng xem nhẹ những dấu hiệu này mà cần quan sát và đưa bé đến trạm y tế để tiến hành kiểm tra, chụp CT não… để giảm thiểu tối đa nguy cơ tổn thương não về sau.

>> Tham khảo thêm:

Khi nào nên đưa bé bị ngã đập đầu phía sau gặp bác sĩ?

1. Mất ý thức, không phản ứng với giọng nói, xúc giác từ bên ngoài

Sau khi ngã dậy, bố mẹ hãy thử kiểm tra ý thức của con thường xuyên trong 24 giờ đầu. Bố mẹ có thể kiểm tra bằng cách gọi tên con, phát âm thanh hoặc tiếp xúc với con để xem con có phản ứng hay không. Nếu qua 48 giờ mà con vẫn có ý thức và phản ứng thì bố mẹ có thể an tâm.

2. Lên cơn động kinh hoặc khó thở

Cơn động kinh xuất hiện sau khi ngã là một dấu hiệu nguy hiểm của các chấn thương bên trong hộp sọ như: xuất huyết não, rối loạn mạch máu não, chấn thương sọ não… Cơn co giật do động kinh sẽ xảy ra đột ngột với các biểu hiện: mắt trợn ngược, tay chân run, giật nửa người hoặc toàn thân, cơ thể trẻ cứng ngắc và tím… Dù tình trạng co giật đã xảy ra trước khi ngã hay chưa, bố mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám ngay.

>> Xem thêm: Trẻ bị nôn trớ: Nguyên nhân và mẹo dân gian chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

3. Mũi hoặc tai bé chảy máu hoặc dịch nhầy tiết ra

Khi bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to cũng có thể gây chèn ép đến các dây thần kinh. Hậu quả là bé bị chảy máu hoặc dịch nhầy từ mũi và tai, nếu quan sát thấy biểu hiện này thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

4. Khó thở sau khi trẻ bị ngã đập đầu

Trong 48 giờ đầu sau khi ngã, nếu con gặp khó khăn trong việc hít thở và không thể kiểm soát được cũng là một cảnh báo cho cha mẹ. Dù bé có các bệnh liên quan đến đường hô hấp trước đó hay không thì cũng nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra sớm nhất có thể.

5. Rối loạn tri giác

Sau khi trẻ bị ngã đập đầu thì vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại có những dấu hiệu bất thường như kích động khó dỗ, lơ mơ, tiếp xúc kém. Cụ thể là bé không thể tập trung chú ý vào mẹ hay bố, không nhìn vào mắt người đối diện, không làm theo yêu cầu được đặt ra hay không nhận ra người thân trong gia đình,...

>> Tham khảo:

6. Nôn từ 3 lần trở lên sau khi bé bị té u đầu phía sau

Sau khi trẻ bị té u đầu, ngay cả khi không có chấn thương sọ não, nhiều bé vẫn có thể nôn 1 hay 2 lần do khóc, trẻ bị ho hoặc đơn giản là do sự va đập của hộp sọ. Bố mẹ cần lưu ý nếu trẻ nôn trong vòng vài giờ đầu sau khi bị ngã, chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú sữa mẹ và không nên cho bé dùng thức ăn đặc. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn liên tục từ 3 lần trở lên thì đó là dấu hiệu nguy hiểm và bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đi khám.

7. Mất thăng bằng

Bé bị té u đầu có thể bị chóng mặt sau cú ngã. Điều này không thực sự nguy hiểm, tuy nhiên, nếu bé bị mất thăng bằng, biểu hiện đặc trưng là bé ngã lên ngã xuống khi đi thì bố mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Khi bé chơi, hãy theo dõi xem bé có thể sinh hoạt như bình thường không (ngồi thẳng, đi lại vững vàng, di chuyển tay chân bình thường) hay bé loạng choạng, kéo lê chân, mất phương hướng,… Nếu bé chưa biết đi thì để ý xem có gì bất thường khi bé ngồi, bò hoặc dùng tay không, bé có quấy khóc nhiều bất thường và không thể dỗ hay không.

>> Tham khảo: Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý và Bài tập cải thiện

8. Dấu hiệu bất thường ở mắt

Trẻ dấu hiệu mắt lác, đồng tử hai bên không đều, bé vấp ngã hoặc lao vào các đồ vật như thể không nhìn thấy chúng trong vòng 24 giờ sau khi ngã. Trẻ lớn có thể nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một hóa hai). Lúc này ba mẹ cần lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở gần nhất khi có các dấu hiệu này.

9. Ngủ nhiều sau khi té đập đầu phía sau

Các bé thường có xu hướng ngủ thiếp đi sau khi ngã, điều này khiến ba mẹ khó có thể theo dõi tình trạng ý thức của trẻ. Nếu bé bị ngã vào buổi tối, hoặc gần giờ ngủ trưa thì rất khó biết bé ngủ vì đến giờ hay vì chấn thương. Nếu không thể giữ bé thức thì cứ để bé ngủ, nhưng cần theo dõi sát sao giấc ngủ của trẻ cứ 2 giờ một lần.

Trong một số trường hợp, tuy bị chấn thương sọ não nhưng trẻ chưa có biểu hiện gì khi đi thăm khám nên sẽ được bác sĩ cho về nhà. Ba mẹ cần đảm bảo tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vài ngày sau đó, đưa trẻ đi khám nếu có các dấu hiệu như quấy khóc nhiều, đau đầu, buồn nôn hoặc nôn ói, lơ mơ, khó đánh thức, co giật, cử động bất thường, gặp khó khăn khi đi lại,... Nếu trong thời gian theo dõi bé không có biểu hiện bất thường thì sẽ không đáng lo.

>> Tham khảo:

Mẹ có biết:

Để tạo điều kiện cho bé hoạt động thoải mái, việc lựa chọn tã quần cho bé mỏng nhẹ, có thiết kế ôm sát với cơ thể con là điều cần thiết. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Trẻ bị dị ứng là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã cho bé chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé <7, hơn nữa còn giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Bên cạnh đó, tã Skin Perfect với chất liệu êm mềm và khả năng thấm hút đến 12h sẽ cho bé yêu một giấc ngủ thật sâu.

Nếu bố mẹ cần thêm thông tin chi tiết về Skin Perfect, gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm! Huggies Skin Perfect chính là người bạn đồng hành "perfect" trong hành trình đầu đời của con!

Bên cạnh đó, Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Nature Made đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu u, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ Zero Feel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh lưu ý rằng:

Trong cơ thể bé, phần đầu chiếm tỷ lệ trọng lượng cao nên khi ngã rất dễ bị chấn thương đầu. Sau khi tai nạn xảy ra, ba mẹ cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu tụ máu chèn ép não như đã nêu trên trong vòng 1 tuần, nếu có bất thường cần đưa bé đến khám ngay tại các bệnh viện có chuyên khoa ngoại thần kinh nhi như: BV Nhi Đồng 2, BV Chợ Rẫy. Sau 1 tuần nếu bé ổn định thì bạn có thể tạm thời yên tâm, tuy nhiên ba mẹ cần cẩn thận hơn đừng để bé té ngã nữa nhé!

Nguyên nhân thường gặp khiến bé bị ngã đập đầu phía sau

Ở những trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, té ngã là hiện tượng thường gặp. Lúc này, thể lực chưa ổn định và khả năng giữ thăng bằng còn kém dễ khiến trẻ bị ngã. Tuy nhiên, trẻ em thường có tính hiếu động, thích nghịch ngợm nên càng khó kiểm soát được. Hầu hết các trường hợp bé bị ngã đập đầu phía sau là do:

  • Trượt trong nhà tắm, bồn tắm, nền trơn trượt
  • Ngã từ giường xuống đất
  • Ngã từ xe đẩy
  • Ngã từ các mặt bàn, mặt nội thất
  • Ngã từ cũi
  • Vấp phải đồ vật trên sàn ngã ra sau
  • Ngã ra sau từ cầu thang
  • Rơi từ xích đu xuống

>> Xem thêm: Mẹo trị ho cho trẻ nhỏ: Trẻ bị ho nên ăn và kiêng ăn gì?

Các nguyên nhân dễ làm bé ngã đập đầu phía sau

Các nguyên nhân dễ làm bé ngã đập đầu phía sau (Nguồn: Sưu tầm)

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ trẻ bị ngã đập đầu phía sau

  • Lắp cửa an toàn ở lối trên và dưới cầu thang cũng như lắp chắn an toàn cửa sổ. Tốt nhất nên làm điều này trước khi trẻ biết đi bước đầu tiên.
  • Bọc các góc nhọn của nội thất trong nhà, và để càng xa nơi trẻ thường xuyên chơi đùa càng tốt.
  • Trẻ nằm võng hoặc nôi cần được che chắn để không bị rơi xuống sàn khi thay đổi tư thế. Dây cột võng của trẻ cần phải chắc chắn, đưa lắc nhẹ nhàng.
  • Không bao giờ để con một mình trên đồ vật cao như giường, bàn thay đồ hay ghế cao. Đặc biệt là với những bé mới biết trườn, bò, đứng, đi,...
  • Luôn đội mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn khi đạp xe, trượt patin, ván trượt, trượt tuyết hay trượt băng. Đội mũ bảo hiểm vừa đầu giảm tỷ lệ bị chấn thương đầu khoảng 85%
  • Luôn luôn thắt dây an toàn trong xe đẩy và trên ghế cao hay trên bàn thay đồ cho bé, đảm bảo các xe đẩy đã ở chế độ phanh trước khi thả tay.
  • Không cho phép bé đứng trong xe đẩy khi đang đẩy xe.
  • Giữ những vật dụng có thể leo lên tránh xa khu vực cửa sổ để bé không thể leo lên mở cửa (ngay cả khi cửa sổ có chắn bảo vệ)
  • Hạn chế sử dụng dụng cụ tập đi vì bé có thể bị ngã ra ngoài hoặc ngã xuống cầu thang.
  • Hạn chế các đồ vật, vật dụng dễ gây ngã như dây điện, thảm trơn… trong khu vực sinh hoạt hằng ngày của bé.
  • Đặt một tấm nệm nhỏ ở xung quanh những nơi cao bé thường nằm, chơi… như cũi, nôi, giường.
  • Không sử dụng giường tầng cho trẻ nhỏ tuổi, và không để bé chơi trên giường tầng, đặc biệt là khi tầng trên không có lan can.
  • Luôn luôn thực hành sân chơi an toàn, dọn dẹp tất cả vật dụng nguy hiểm như thủy tinh, dao kéo… có thể tổn thương bé nếu bé ngã. Quan sát con khi trẻ chơi bên ngoài và giữ trẻ trong tầm với cánh tay bạn khi để bé ở bề mặt cao.
  • Nếu bạn có thảm chơi hay xích đu trong sân, hãy lót phía dưới và xung quanh bằng vật liệu mềm để hạn chế va đập khi trẻ ngã.
  • Nếu có rung lắc, va đập xảy ra, giữ tâm trạng con thoải mái và nghỉ ngơi. Không được chơi thể thao tiếp cho đến khi nào bác sĩ cho phép (nếu não bị chấn động tiếp khi đang trong giai đoạn lành dần, sẽ cần thời gian lâu hơn rất nhiều để lành hẳn chấn thương)
  • Với trẻ lớn trong độ tuổi đi học, cần giảng giải cho trẻ biết nguyên nhân, hậu quả và các cách phòng tránh tai nạn.

>> Tham khảo:

Luôn đội mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn cho bé khi đạp xe, trượt patin...

Luôn đội mũ bảo hiểm và các thiết bị an toàn cho bé khi đạp xe, trượt patin...

Phòng ngừa các thủ phạm dễ gây ngã cho bé tại nhà

Bố mẹ cần có các biện pháp an toàn quanh khu vực sinh hoạt và chơi đùa của trẻ để giảm thiểu rủi ro bé bị ngã. Cùng Huggies thảo luận đề tài phòng tránh tai nạn cho trẻ:

Khu vực sàn nhà trơn trượt

Phòng bếp bị ẩm và phòng tắm là hai nơi thường xuyên xảy ra các vụ té ngã không đỡ được của em bé. Để phòng tránh nguy cơ này, sau khi nấu ăn, rửa chén hoặc làm đổ chất lỏng như nước, sữa… người lớn nên lau dọn ngay lập tức. Khi đưa bé vào nhà tắm, không nên để bé ở một mình và đảm bảo bao bọc các vật dụng và sàn nhà tắm bằng thảm cao su để giảm thiểu khả năng té ngã và va chạm nặng.

Khu vực ban công

  • Khóa cửa các lối ra vào ban công, bọc chắn các thanh lan can không để có khe hở và tuyệt đối không để trẻ chơi 1 mình ở ngoài ban công.
  • Khu vực ban công không nên để vật dụng, chất lỏng dễ đổ hoặc đồ vật nguy hiểm.
  • Không cho trẻ tập leo trèo, chơi đùa và để đồ vật có thể leo lên cao ngoài ban công.
  • Đồ dùng ngoài ban công nên là vật nặng để trẻ không thể kéo, di chuyển dễ dàng.

>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách giúp bé ngồi cứng cáp hơn

Cửa sổ, cửa kính

Bố mẹ có thể cân nhắc sử dụng loại kính an toàn, kính cường lực và chống vỡ cao cho mọi đồ dùng thủy tinh hoặc bằng kính trong nhà. Hạn chế những đồ vật có thể giúp bé leo lên cao về phía cửa sổ, cửa kính.

Bố mẹ cũng không nên để những đồ vật nguy hiểm trên cao, gần cửa sổ, vì khi trẻ chơi đùa ở gần sẽ dễ bị rơi trúng bé gây tổn thương.

Nếu ba mẹ chủ quan trước việc trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, không chú ý tới những biểu hiện bất thường của trẻ thì có thể đưa tới những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cần thận trọng trong việc trông giữ và nuôi dạy trẻ, phòng tránh các nguy cơ té ngã, chấn thương cho bé. Đồng thời, khi thấy có những dấu hiệu bất thường sau khi bé bị ngã đập đầu phía sau thì nên đưa bé đi thăm khám ngay.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thêm nhiều thông tin có ích khác về mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi cần giải đáp về Góc chuyên gia của Huggies nhé!

>> Bố mẹ đọc thêm:

Câu hỏi thường gặp về trường hợp bé bị ngã đập đầu về phía sau

Bé bị ngã đập đầu phía sau không sưng có sao không?

Bé bị ngã đập đầu phía sau không sưng thì mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Độ cao: Độ cao càng thấp so với nơi bé ngã xuống thì mức độ nguy hiểm càng giảm.
  • Bề mặt rơi xuống: Nếu bé té trên lớp gạch men, đất cứng, sỏi đá, bê tông khi bé ngã đập đầu phía sau sẽ nguy hiểm hơn hẳn.
  • Vật dụng va chạm: Sau khi bé ngã dập đầu ra sau có va đập trực tiếp vào cái gì hay không cũng rất đáng lưu ý. Nếu là đồ vật có góc cạnh hay mặt kính thì có thể để lại hậu chấn thương nghiêm trọng.

Bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to có sao không?

Khi bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to cũng có thể gây chèn ép đến các dây thần kinh. Hậu quả là bé bị chảy máu hoặc dịch nhầy từ mũi và tai, nếu quan sát thấy biểu hiện này thì bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Trẻ sơ sinh bị té đập đầu phía trước có sao không?

Khi trẻ sơ sinh bị té đập đầu phía trước, bố mẹ cần theo dõi sát các dấu hiệu bất thường như nôn mửa, buồn ngủ quá mức, co giật hoặc khóc không dứt. Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, chơi đùa và ăn uống bình thường thì có thể vết té không nghiêm trọng. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như sưng, bầm tím hoặc chảy máu thì cần đưa trẻ đi khám ngay.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/baby/baby-hit-head

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;