Tất cả các chuyên mục
Bảng chiều cao cân nặng bé gái từ 0–18 tuổi chuẩn theo WHO
[WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất
Top 10+ Bình sữa cho bé tốt nên mua nhất hiện nay
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh đúng chuẩn từ chuyên gia
Cách đổi sữa cho bé, phù hợp theo từng giai đoạn
Cách pha sữa NAN Nga chuẩn chuyên gia y tế chỉ mất 5 phút!
Những bài hát ru con ngủ cho mẹ dễ hát, dễ thuộc lời
Có thể tự mua vitamin A cho trẻ ở đâu? Giá bán bao nhiêu?
Tổng hợp lời những bài hát ru con Bắc Bộ hay cho con dễ ngủ
Tổng hợp lời những bài hát ru con Nam Bộ hay cho con dễ ngủ
Mẹ có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không?
Top 7 cuốn sách chăm sóc trẻ sơ sinh hay giúp nuôi dạy bé hiệu quả
Sữa bột cho bé chính hãng, giá tốt, giàu dinh dưỡng
Top 5 sữa chua cho bé 6 tháng ăn dặm bổ dưỡng nên dùng nhất
Sữa công thức pha để được bao lâu? Mẹo bảo quản và lưu ý pha
TOP 10 sữa bột pha sẵn cho bé 1 tuổi tốt nhất, được mẹ tin dùng
[GIẢI ĐÁP] Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?
TOP 10 sữa non cho trẻ sơ sinh tốt được nhiều mẹ lựa chọn
Top 5 sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi được nhiều mẹ tin dùng nhất
Top 6+ Sữa tăng chiều cao tốt cho bé theo từng độ tuổi
Review 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 1 tuổi được đánh giá cao
Đánh giá 10 loại sữa tăng chiều cao cho bé 2 tuổi phổ biến
TOP 10 loại sữa tăng chiều cao cho trẻ 15 tuổi cao thêm 10 – 12 cm/năm
12 truyện cho bé sơ sinh hay mẹ nên đọc cho bé nghe trước khi đi ngủ
Váng sữa là gì? TOP 5 váng sữa tốt, giàu dinh dưỡng cho bé
Thực phẩm và thức ăn dặm cho bé
Giấc ngủ của bé
Những cột mốc phát triển quan trọng của bé
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần tiêu chuẩn mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe cho bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 6 tháng đúng quy trình, chi tiết từ A- Z
Cho con bú
Sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi trong năm đầu tiên
Sự thay đổi của bé qua các tuần
Sữa công thức
Khoảng thời gian đặc biệt

Bé bị ho, sổ mũi và cách trị ho cho bé

Làm sao khi bé bị ho và sổ mũi

Ho là một tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhiều mẹ thường nghĩ khi trẻ bị ho là có bệnh. Tuy nhiên ít người biết rằng ho là một cơ chế bảo vệ của cơ thể, ho giúp bảo vệ cơ thể bé bằng cách loại bỏ chất nhầy, chất kích thích và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Chỉ khi trẻ ho nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ thì mới cần can thiệp và điều trị thuốc.

Nguyên nhân làm trẻ bị ho

Có thể ho là một biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau. Ho cấp tính kéo dài dưới hai tuần, có thể do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như cảm lạnh, hoặc dị vật đường thở. Ho mạn tính có thể gặp nhiều nguyên nhân: hen, bệnh lý mũi xoang, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi, ho do di ứng….

Nguyên nhân làm trẻ bị sổ mũi

Sổ mũi hay chảy nước mũi là hiện tượng tăng chất tiết chảy ra ở mũi. Chất tiết này có thể là dịch nhầy trong hoặc dịch mũi đặc có màu vàng hoặc xanh. Các dịch mũi này nếu số lượng quá nhiều sẽ làm trẻ bị nghẹt mũi gây khó chịu. Sổ mũi có thể là triệu chứng riêng lẽ, nhưng có thể đi kèm với ho. Tổn thương không chỉ làm tăng tiết chất nhầy ở mũi mà viêm còn làm phù nề niêm mạc bên trong mũi hay xoang. Sổ mũi có thể gặp khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên, viêm phổi hoặc viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, dị vật ở mũi….

Bé bị ho và sổ mũi

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho?

Tùy vào từng nguyên nhân và triệu chứng ho mà mẹ lưu ý để có cách xử trí đúng:

+ Trẻ ho để tống đàm, nhằm làm sạch đường hô hấp, gọi là ho đàm. Đây là một phản xạ có tính chất bảo vệ, mẹ không nên dùng thuốc ức chế vì sẽ làm tụ đàm, có hại cho trẻ. Chỉ nên cho trẻ uống nhiều nước và thuốc long đàm hay thuốc tiêu đàm. Với tình huống này mẹ nên cho bé khám bác sĩ để xem nguyên nhân và mức độ ho ở trẻ. Khi cần thiết bác sĩ có thể kê toa có kháng sinh, kháng viêm, nếu bé khò khè sẽ được chỉ định thuốc giãn phế quản. Khi hết viêm, sẽ giảm đàm nhớt và bé sẽ hết ho.

+ Trẻ ho do kích thích như khói thuốc lá, phấn hoa, mùi khó chịu, sưng viêm đường hô hấp. Đây là ho khan, loại ho này không có tính chất bảo vệ, ho khan có thể làm trẻ mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, cần phải ức chế bằng thuốc trị ho, và có thể thêm thuốc làm dịu cơn ho.

Không phải thuốc trị ho nào cũng có thể dùng cho trẻ em. Dưới đây là một số thuốc ho trẻ em: (dạng thuốc, mua không cần toa)

  • Thuốc làm loãng đàm: hay dùng là các thuốc có chứa dẫn chất: Acetylcystein, Bromhexin, Ambroxol.
  • Thuốc long đàm: Guaifenesin
  • Thuốc giảm ho: chứa Dextromethorphan, kháng histamine Alimemazine.
  • Thuốc ho thảo dược: giúp làm dịu cơn ho như Prospan, Bổ phế Nam Hà, thuốc ho Bảo Thanh, siro Pectol...

*** Mẹ nên nhớ rằng nếu muốn cho trẻ dùng bất cứ thuốc gì cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng nhé.

Mẹ nên đưa trẻ đi khám khi trẻ ho nhiều, ho kéo dài trên hai tuần, hoặc ho kèm với các biểu hiện bất thường khác như trẻ li bì, không chịu chơi, bỏ ăn, bỏ bú, khó thở, sốt cao….

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi?

Sổ mũi làm trẻ khó chịu, chất tiết khi đi qua hầu họng có thể kích thích trẻ ho hoặc nặng hơn có thể làm nghẹt và tắc đường thở ở trẻ nhỏ. Các biện pháp làm sạch mũi cần được áp dụng đúng với độ tuổi của trẻ.

+  Những trẻ lớn có thể tự xì mũi để đẩy chất tiết ra ngoài.

+  Đối với những trẻ nhỏ hơn, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi, và mẹ nhớ là phải nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để giúp làm mềm chất tiết trước khi dùng các dụng cụ hút mũinhé. Hoặc mẹ có thể dùng bấc sâu kèn để lấy dịch mũi ra ngoài. Cách làm bấc sâu kèn: dùng giấy sạch cuốn và vê lại để có một đầu nhọn đưa vào mũi, xoay tròn và kéo để đưa dịch mũi ra ngoài.

Có nhiều thuốc nhỏ mũi giúp co mạch và giảm chất tiết. Tuy nhiên, ngoài việc tham khảo bài viết này của Huggies thì việc sử dụng các thuốc này mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.    

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;