MỤC LỤC BÀI VIẾT
Cha mẹ thường rất lo lắng khi con mình bị cảm lạnh hoặc bị cúm. Bé ho sốt và rất khổ sở. Tuy nhiên, bệnh này cũng có một chút ảnh hưởng tích cực lên bé.
Bé sẽ phát triển hệ miễn dịch và ngày càng khỏe hơn sau mỗi một lần mắc bệnh cảm và cơ thể tự chiến đấu để khỏe lại. Có thể bạn sẽ thấy con chảy nước mũi liên tục, nhưng đó chỉ là một phần trong quá trình giúp cho bé ngày càng khỏe hơn thôi. Bé bị cảm lạnh hoặc bị cúm khoảng 6 -10 lần/năm là bình thường. Nếu bé nhà bạn có đi nhà trẻ, số lần bị cảm sẽ có thể nhiều hơn. Cùng Huggies tìm hiểu và cách xử trí khi con bị cúm trong bài viết sau.
Cảm lạnh, cúm, hay ho gà?
Khi cơ thể bé bắt đầu không ổn và có dấu hiệu bị bệnh, cha mẹ cần xác định các triệu chứng để bé được điều trị đúng và kịp thời. Hãy tham khảo phần ho, cảm lạnh và các bệnh khác để có một sổ tay tham khảo với các triệu chứng và cách chữa trị cho vài bệnh phổ biến ở bé mà con bạn có thể mắc phải.
Khi nào nên đưa con đến bác sĩ?
Khi bé bị ốm, cha mẹ thực sự lo lắng. Lúc này, các bà mẹ sẽ khó có thể nhận ra con chỉ bị cảm nhẹ hay thực sự cần đến bác sĩ ngay. Trẻ nhỏ không thể nói cho bạn biết vì thế bạn phải quan sát bé thật kĩ để nhận ra ngay các triệu chứng nguy hiểm nếu bé mắc phải bệnh nguy hiểm. Bạn hãy đọc qua phần Khi nào cần gọi bác sĩ để biết thêm thông tin. Nếu bạn nghi ngờ, tốt nhất hãy đưa con đến bác sĩ để kiểm tra cho chắc ăn.
Tránh lây bệnh cảm
Cảm lạnh và cúm sẽ lây cho cả nhà rất nhanh.
Tuy nhiên, chỉ cần vài bước đơn giản, bạn có thể tránh được nguy cơ cả nhà cùng bị ốm. Cha mẹ cần chú ý việc hắt xì hơi và chú ý việc rửa tay. Nguy cơ lây bệnh sẽ giảm đáng kể. Bạn có thể sử dụng khăn tay khử trùng như KLEENEX® Brand Natural Antibacterial Hand Sanitiser có chứa các thành phần tự nhiên từ các loại cây có chất cồn và dầu bạch đàn diệt đến 99,9% vi khuẩn. Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm phần các hướng dẫn của bác sĩ Penny Adams và cách hắt hơi an toàn để giảm nguy cơ lây bệnh cảm cho cả nhà.
Luôn có đầy đủ thuốc cơ bản trong tủ thuốc gia đình
Trong tủ thuốc gia đình, bạn nên có đầy đủ các loại thuốc trị bệnh đơn giản. Không bao giờ có thể biết trước khi nào con bạn bị cảm.
Bạn cần có một ít thuốc paracetamol hoặc ibuprofen dành cho trẻ em. Một lọ nước muối y tế cũng sẽ giúp bé thông mũi bị nghẹt. Bạn cũng cần có chút dầu gió để thoa lên ngực cho bé. Tủ thuốc của bạn cũng cần một nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của bé khi cần. Khi bé sốt, bạn nhớ ghi chép kĩ lại nhiệt độ của bé và thời gian kéo dài của độ sốt đó. Bác sĩ có thể sẽ cần thông tin đó nếu bạn đưa con đi bệnh viện.
Cha mẹ phải luôn để các loại thuốc xa tầm với của bé. Bạn cũng nên kiểm tra các loại thuốc trong tủ thường xuyên để đề phòng thuốc hết hạn hoặc cần bổ sung loại gì đó nếu hết.
Cách chữa cảm lạnh tự nhiên cho bé
Lọ nhỏ nước muối là cách tốt nhất để giúp bé hết nghẹt mũi và giúp đường thở của bé sạch. Bạn có thể mua nước muối và xilanh tại hiệu thuốc, nhỏ mũi cho bé vài giọt nước muối, dùng khăn vải sạch hoặc xi lanh để hút nước mũi của bé ra.
Hơi nước cũng là cách tự nhiên giúp thông mũi. Một chiếc máy xông hơi với vài giọt dầu gió có thể giúp mũi bé hết bị nghẹt. Nếu không có máy xông hơi, bạn có thể đóng cửa phòng tắm, mở nước nóng trong vài phút. Hơi nước nóng bốc lên trong phòng tắm kín cũng có thể giúp mũi của bé bớt nghẹt.
Bạn có thể giữ đầu bé ngửa cao và bé sẽ bớt nghẹt mũi. Hãy để một chiếc khăn gấp dày dưới gối ngủ để giữ đầu bé hơi ngửa lên trong lúc ngủ.
Tự chăm sóc bản thân
Khi chăm bé ốm, mẹ có thể rất mệt mỏi. Bé không khỏe có thể quấy khóc cả ngày và thức dậy bất chợt giữa đêm. Mẹ ở nhà nhiều ngày chăm con có thể cảm thấy rất mệt mỏi và cô đơn. Cha/mẹ nên dành chút thời gian nghỉ cho riêng mình để hồi phục sức khỏe. Bạn cũng cần phải tự chăm sóc sức khỏe mình trong lúc chăm sóc bé, hãy rửa tay kĩ., loại bỏ vi khuẩn bằng cách sử dụng khăn diệt khuẩn như KLEENEX® Brand Natural Antibacterial Hand Sanitiser, cố ăn uống đầy đủ và tranh thủ ngủ lúc nào bé không quấy.
Bạn có thể tìm hiểu thêm tại mục Chăm sóc sức khỏe cho bé hoặc Chăm sóc bé sơ sinh.