Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội

Giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội

Các bé đang ở độ tuổi tập đi thường có rất nhiều điều mới lạ về tính cách cũng như về khả năng học hỏi. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu được học giao tiếp các kỹ năng xã hội. Nhờ những kỹ năng này mà các bé được học về cách chia sẻ đồ chơi, làm thế nào khi tranh cãi với những bé khác, hay học cách nhường nhịn. Để các bé cùng độ tuổi chơi với nhau cũng giúp trẻ phát triển các mối quan hệ, các kỹ năng xã hội và các kỹ năng cần thiết. Hy vọng những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trẻ ở độ tuổi này.

1. Tìm hiểu thông qua quan sát

Thông thường khi gặp nhau, các bé thường đứng quan sát các bé khác chơi trước. Bạn cũng đừng nên ép chúng phải chơi đùa với nhau. Quan sát cũng là một cách giúp trẻ tìm hiểu về đối phương.

2. Cùng chơi cạnh nhau

Cùng một hoạt động hay một trò chơi, bạn sẽ thấy trẻ thường chơi cạnh nhau (chứ không phải là cùng nhau chơi). Cho dù chúng có vẻ là tự chơi phần mình, nhưng thực ra trẻ vẫn để ý các bé khác đấy! Bạn có để ý trẻ thỉnh thoảng sẽ bắt chước những bé khác khi chơi không? Việc này sẽ giúp các bé thân thiết với nhau hơn.

3. Sự thấu hiểu

Thông thường khi có một đứa trẻ bị thương, bạn sẽ thấy các bé khác đồng thanh khóc theo. Đó là dấu hiệu của sự đồng cảm ở trẻ độ tuổi này. Tương tự, bé cũng sẽ khóc theo khi có một bé khác trong nhóm khóc.

4. Khi trẻ va chạm nhau

Trẻ con đôi khi không hiểu hành động của mình có thể làm bị thương các bé khác. Vì thế khi chơi đùa, trẻ không biết ước lượng sức lực của mình và có thể làm đau nhau. Vì vậy, người lớn cần quan sát và giải thích cho bé nghe cũng như giúp các bé chơi đùa nhẹ nhàng hơn.

5. Giành đồ chơi

Trẻ ở độ tuổi này thường không có khái niệm về chia sẻ. Khi bé thấy một món đồ mình thích, bé sẽ lấy nó, ngay cả khi nó nằm trong tay một bé khác. Đây không phải là ích kỉ hay tham lam mà chỉ là các bé chưa phát triển nhận thức hoàn toàn để biết là mình không nên giựt đồ của người khác. Chính vì vậy, người lớn cần phải dạy bé về cách chia sẻ hay nhường nhìn. Bạn có thể giải thích với bé rằng bé nên chờ tới lượt mình chơi. Khi mời các bé khác đến nhà chơi, bạn cũng có thể chuẩn bị nhiều đồ chơi cho các bé, để tránh sự tranh giành.

Quan trọng hơn, bạn nên kiên nhẫn khi cùng chơi đùa và dạy dỗ trẻ. Bạn cũng không nên tức giận khi trẻ làm sai mà nên nhìn về các mặt tích cực của bé. Đây là giai đoạn tiền đề cho các bé học hỏi phát triển các kỹ năng xã hội và phát triển các kỹ năng khác.

Để biết thêm thông tin, bạn có thể tham khảo ở Phát triển kỹ năng xã hội

EmptyView

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;