Tất cả các chuyên mục
Quá trình phát triển của bé
Thực đơn cho bé
Tập cho bé tự đi vệ sinh

Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi: Ăn, ngủ, vui chơi mẹ cần biết

Ở giai đoạn 1 tuổi, bé đang trong quá trình phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Bé bắt đầu biết đi, nói và khám phá thế giới xung quanh, do đó việc xây dựng một lịch sinh hoạt khoa học không chỉ hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chăm sóc bé. Vậy thời gian biểu lý tưởng cho bé 1 tuổi nên như thế nào? Có những điều gì cần lưu ý khi lập lịch sinh hoạt bé 1 tuổi? Ba mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

>> Tham khảo thêm: 

Đặc điểm sinh hoạt thường ngày của bé 1 tuổi

Nhu cầu về giấc ngủ của trẻ

Ở độ tuổi này, bé 1 tuổi cần khoảng 10 - 13 tiếng ngủ mỗi ngày, bao gồm 1 - 2 giấc ngủ trưa. Vào buổi tối, bé thường bắt đầu đi ngủ từ 19g00 đến 21g00 và thức dậy từ 6g00 đến 8g00 sáng hôm sau. 

>> Tham khảo: Lời nhạc hát ru bé ngủ ngon hay và ý nghĩa nhất

Nhu cầu về dinh dưỡng

Mẹ vẫn có thể cho trẻ bú từ 700ml - 1000ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày, nhưng mẹ nên bắt đầu cai sữa cho bé. Trẻ 1 tuổi có thể ăn hoàn toàn thức ăn rắn và bắt đầu uống sữa bò từ bây giờ. Hãy lưu ý để dễ dàng lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi nhanh gọn mà vẫn đáp ứng nhu cầu của trẻ nhé!

>> Tham khảo: 

Bé 1 tuổi có thể ăn dặm

Bé 1 tuổi có thể ăn dặm, uống sữa bò (Nguồn: Sưu tầm)

Nhu cầu về vận động

Khi bé được 1 tuổi, não bộ của bé đã phát triển gấp đôi về kích thước. Bé bắt đầu những bước đi chập chững đầu tiên, có thể vừa đi vừa bám vào đồ vật hoặc thậm chí tự đứng vững và đi bộ. Để hỗ trợ sự phát triển kỹ năng vận động, ba mẹ có thể tham gia các trò chơi như trốn tìm, bắt bóng, xếp hình, chơi cầu trượt,...

Hãy cho trẻ nhiều cơ hội để thao tác với các đồ chơi có thể vặn, quay, đổ cũng như các đồ chơi có thể đập, đẩy và kéo. Những hoạt động này không chỉ giúp bé rèn luyện thể chất mà còn tăng cường sự khéo léo và khả năng phối hợp.

Trẻ 1 tuổi luôn muốn khám phá thế giới xung quanh

Ba mẹ cùng chơi với bé các trò chơi như trốn tìm, bắt bóng,.. (Nguồn: Sưu tầm)

Nhu cầu về giao tiếp

Trẻ 1 tuổi đã có khả năng nói những từ đơn giản như “mẹ” và “ba” và một vài từ khác. Lúc này, bé cũng bắt đầu biểu lộ cảm xúc một cách rõ ràng hơn, như càu nhàu hoặc gật đầu đáp lại câu hỏi của mẹ. Bé có thể chỉ tay về món đồ chơi mình thích, kéo mẹ về phía cửa khi muốn ra ngoài chơi và nhiều cử chỉ đáng yêu khác.

>> Tham khảo: 9 cách dạy bé tập nói hiệu quả, dễ thực hiện

Bé 1 tuổi có thể nói đơn giản, bắt đầu biểu lộ cảm xúc cá nhân

Bé 1 tuổi có thể nói đơn giản, bắt đầu biểu lộ cảm xúc cá nhân (Nguồn: Sưu tầm)

Vì sao bố mẹ cần lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi

Bé được 1 tuổi là mốc thời gian quan trọng hình thành nên những thói quen sau nay, vì vậy việc xây dựng lịch sinh hoạt cho bé là rất cần thiết. Các kỹ năng ngôn ngữ, xã hội và vận động của bé đang phát triển nhanh chóng và sẽ có nhiều thay đổi hơn so với trước đây. Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi chính là chìa khóa giúp bé hình thành tư duy kỹ luật, thói quen sinh hoạt điều độ và đặc biệt sẽ giúp mẹ nhàn hơn khi chăm sóc con. 

Một vài lợi ích dễ thấy khi xây dựng và giúp con thực hiện lịch sinh hoạt cá nhân của mình:

  • Bé sẽ không còn quấy khóc mỗi khi đến giờ đi ngủ.
  • Bé sẽ vui vẻ và tự tin hơn rất nhiều khi con biết những gì mình cần và phải làm.
  • Giúp bố mẹ có thể chăm sóc con tốt hơn, sắp xếp và tận dụng được thời gian linh hoạt.

>> Tham khảo: [WHO] Bảng chiều cao cân nặng bé trai 0-18 tháng tuổi mới nhất

Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi ba mẹ tham khảo

Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi với bé bú sữa công thức

Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi với bé bú sữa công thức (Nguồn: Huggies)

Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi với bé bú sữa công thức

Lịch sinh hoạt bé 1 tuổi với bé bú sữa mẹ (Nguồn: Huggies)

Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi bú sữa công thức

Nếu ba mẹ cần gợi ý cho việc lên lịch trình cho bé của mình, có thể áp dụng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi theo phương pháp EASY. EASY là phương pháp  Eat – Activity – Sleep – Your time, tức là Ăn – Hoạt động (chơi) – Ngủ – Thời gian của mẹ. Nhiều phụ huynh đã áp dụng thành công phương pháp này để xây dựng lịch sinh hoạt ăn uống cho bé nhằm tối ưu các hoạt động trong ngày và hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Huggies gợi ý một bản lịch trình cơ bản dưới đây, và ba mẹ có thể điều chỉnh theo nhu cầu và mong muốn của gia đình mình. 

Giờ Hoạt động
6:45 sáng Thức dậy, bé chơi trong nôi hoặc giường.
7:30 sáng Cho bé uống sữa.
8:00 sáng Mặc quần áo, đánh răng cho bé.
8:30 sáng Đọc sách và chơi cùng bé.
10:30 sáng Cho bé ăn nhẹ buổi sáng.
11:00 sáng Bé tự chơi: vẽ, xếp hình, lắp ráp.
11:30 sáng Cho bé nghe nhạc thư giãn.
12:00 trưa Cho bé ăn trưa, vệ sinh, thay tã.
12:30 trưa Bé ngủ trưa.
14:30 chiều Thức dậy và ăn nhẹ buổi chiều.
15:00 chiều Dắt bé chơi, đi bộ ngoài trời.
17:00 chiều Cho bé tắm, vệ sinh.
18:00 chiều Cho bé ăn tối.
19:00 tối Dọn dẹp, vệ sinh, đánh răng cho bé.
19:30 tối Thay đồ ngủ, kể chuyện, hát ru.
20:15 tối Giờ đi ngủ của bé.

Lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi bú sữa mẹ

Nếu bé bú sữa mẹ, mẹ có thể xây dựng lịch trình kết hợp giữa thói quen sinh hoạt của bố mẹ và nhu cầu của bé. Như vậy, mẹ có thể thoải mái cho con bú sau khi đã hoàn thành các công việc cần làm. 

Giờ Hoạt động
6:45 sáng Thức dậy, thay tã và cho bé bú trong 10 đến 15 phút.
7:30 sáng Đọc sách cho bé nghe.
8:00 sáng Bé tự chơi trên ghế, chờ mẹ chuẩn bị bữa sáng.
8:15 sáng Cho bé ăn sáng.
8:45 sáng Bé tự chơi trò chơi: vẽ, xếp hình, xem tranh.
9:30 sáng Cho bé ngủ giấc ngắn buổi sáng.
11:00 sáng Thay tã.
11:15 sáng Cho bé nghe nhạc thư giãn, đọc sách.
12:30 trưa Cho bé bú mẹ rồi ngủ trưa.
14:30 chiều Thức dậy và cho bé ăn nhẹ.
15:00 chiều Mẹ và bé đi chơi cùng nhau: đi bộ, bơi lội, gặp gỡ bạn bè.
17:00 chiều Cho bé tắm, vệ sinh.
17:30 chiều Cho bé tự chơi khi đang ngồi trên ghế của mình trong khi bố mẹ ăn.
18:00 chiều Cho bé chơi với bố, mẹ.
19:00 tối Thay đồ ngủ, giờ kể chuyện, hát ru.
20:00 tối Đi ngủ. Bé có thể ngủ suốt đêm nhưng có thể thức dậy vài lần, mẹ phải cho bé bú để bé ngủ lại.

Lưu ý rằng phụ huynh cũng không nên quá gò bó về thời gian với con trẻ. Có một chuỗi các hoạt động điều độ, ổn định là điều quan trọng, nhưng đừng căng thẳng về việc phải chính xác thời gian.

>> Tham khảo:

Mẹ cần lưu ý khi áp dụng lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi

Để áp dụng lịch sinh hoạt một cách hiệu quả, ba mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Không để trẻ tự do khi quấy khóc: Khi trẻ càu nhàu, không nên cho phép bé làm theo ý mình. Trẻ ở độ tuổi này học rất nhanh và sẽ hiểu rằng khóc sẽ mang lại điều bé muốn. Thói quen này có thể ảnh hưởng xấu đến tính cách của bé sau này.
  • Giao tiếp nhẹ nhàng: Khi trẻ không nghe lời, mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về và giải thích cho bé hiểu. Tuyệt đối không sử dụng bạo lực hay la mắng.
  • Linh hoạt với giờ giấc: Không cần phải tuân thủ tuyệt đối lịch trình đã đặt ra. Mẹ có thể điều chỉnh thời gian một chút tùy theo tình huống và công việc trong ngày. Không phải lúc nào mẹ cũng có thể theo dõi bé suốt cả ngày.
  • Giới hạn sử dụng thiết bị điện tử: Hạn chế cho bé xem tivi, điện thoại hoặc iPad. Việc sử dụng quá nhiều thiết bị này không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn tác động tiêu cực đến nhận thức và tính cách của trẻ.
  • Thường xuyên quan sát con: Cha mẹ cần giữ trẻ trong tầm mắt để đảm bảo an toàn. Điều này giúp hạn chế nguy cơ bé nuốt nhầm dị vật hoặc bị ngã, bởi ở độ tuổi này, bé rất hiếu kỳ và muốn khám phá mọi thứ xung quanh.
Lên lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi, bé khỏe - mẹ nhàn

Mẹ cần giữ trẻ trong tầm mắt để hạn chế bé nuốt dị vật, té ngã,.. (Nguồn: Sưu tầm)

Câu hỏi thường gặp về lịch sinh hoạt cho bé 1 tuổi

Bé 1 tuổi ăn bao nhiêu bữa một ngày?

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ 1 tuổi bao gồm 3 bữa chính, kèm theo 3 - 4 cữ bú sữa mẹ. Ngoài ra, mẹ có thể tập cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm như bún, phở, mì và nui, bên cạnh những món quen thuộc như cháo và bột. 

Bé 1 tuổi nên uống bao nhiêu sữa một ngày?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến nghị, để đảm bảo trẻ nhận đủ dinh dưỡng và năng lượng theo nhu cầu cơ thể, khi trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi, mẹ nên cho bé uống 2 - 3  cữ sữa mỗi ngày, tương đương với 470 - 710ml/ngày. Tùy thuộc vào lượng thức ăn mà trẻ tiêu thụ trong ngày, mẹ có thể điều chỉnh lượng sữa cho trẻ 1 tuổi. 

>> Tham khảo: Trẻ uống nhiều sữa có tốt không? Bao nhiêu là đủ?

Bé 2 tháng tuổi nên ngủ từ lúc mấy giờ?

Trẻ sơ sinh có thể ngủ ở bất kỳ đâu và thường có nhiều giấc ngủ trong ngày. Sau khi ăn no khoảng 30 phút, bé thường có dấu hiệu buồn ngủ. Trung bình, bé ngủ từ 3 - 4 lần vào ban ngày, với tổng thời gian từ 4 - 8 giờ. Vào ban đêm, thời gian ngủ của bé dao động từ 8 - 10 giờ. Như vậy, tổng thời gian ngủ của trẻ sẽ khoảng 14 - 16 giờ mỗi ngày, đảm bảo khoa học cho lịch sinh hoạt bé 2 tháng tuổi.

>> Tham khảo: Khủng hoảng tuổi lên 2: Dấu hiệu, thời gian kéo dài và cách khắc phục

Trên đây là những kinh nghiệm và cách lên lịch sinh hoạt bé 1 tuổi, truy cập Huggies để có thêm nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc sức khỏe cho bésự phát triển của bé!

Bố mẹ có thể quan tâm:

EmptyView

Nguyễn Phước Mỹ Linh

Avatar expert

Với hơn 14 năm kinh nghiệm tại bệnh viện nhi chuyên sâu như Nhi Đồng 1 TP.HCM, Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Mỹ Linh chuyên ngành Nội nhi

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

;