Ở độ tuổi bắt đầu tập đi (mà tiếng anh hay thường gọi là terrible two- tuổi lên hai rắc rối), bạn sẽ thường xuyên chứng kiến cảnh bé hay cáu gắt, quăng ném đồ chơi, tát vào mặt người khác, lăn ra khóc... mỗi khi không làm được theo ý muốn. Đừng vội kết luận rằng bé yêu của bạn là trường hợp cá biệt, hầu hết bé ở độ tuổi này đều gây ra những tình huống tương tự. HUGGIES® sẽ “mách nước” cho bạn những điều bạn có thể làm để ngăn chặn những cơn cáu gắt bộc phát từ bé, để đối phó hiệu quả hơn khi chúng xảy ra.
1. Nguyên nhân của những rắc rối
Những cơn giận dữ, khóc lóc, quăng ném đồ đạc này không xảy ra bởi vì trẻ hư, cố ý và không vâng lời, hay vì bạn đã quá nuông chiều trẻ. Lý do bé hay cáu gắt hoàn toàn không phải là như vậy. Chúng xảy ra đơn giản vì trẻ mới biết đi chưa học được cách làm quen và ứng xử cho “phải phép” khi chúng thất vọng, không hài lòng.
Ở lứa tuổi này, khi trẻ muốn làm một cái gì đó nhưng không làm được, trẻ sẽ cảm thấy bất lực, thất vọng. Các cơn cáu gắt chỉ đơn giản là một cách để trẻ “phát” đi những cảm xúc này. Đây là một hiện tượng tâm lý hoàn toàn bình thường. Các chuyên gia ước tính rằng phần lớn trẻ 2 tuổi sẽ có ít nhất một cơn cáu gắt trong vòng một tuần, và nó có thể kéo dài từ 15 đến 30 phút.
Ở độ tuổi bắt đầu tập đi (mà tiếng anh hay thường gọi là terrible two- tuổi lên hai rắc rối), bạn sẽ thường xuyên chứng kiến cảnh bé hay cáu gắt, quăng ném đồ chơi, tát vào mặt người khác, lăn ra khóc... mỗi khi không làm được theo ý muốn. Đừng vội kết luận rằng bé yêu của bạn là trường hợp cá biệt, hầu hết bé ở độ tuổi này đều gây ra những tình huống tương tự. HUGGIES® sẽ “mách nước” cho bạn những điều bạn có thể làm để ngăn chặn những cơn cáu gắt bộc phát từ bé, để đối phó hiệu quả hơn khi chúng xảy ra.
2. Giúp trẻ ngăn chặn những cơn cáu gắt
Có một số bước bạn có thể làm để giúp bé giảm bớt cơn giận dữ như:
- Hạn chế cho trẻ chơi với những đồ chơi hay trò chơi quá khó khăn với tuổi của mình. Bạn thấy đấy, lựa chọn đồ chơi đúng với lứa tuổi của con thật ra rất quan trọng.
- Hãy chắc chắn rằng con bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, không bị mệt mỏi hay thiếu ngủ.
- Hãy để ý các “dấu hiệu” cho thấy trẻ đang dần mất kiên nhẫn để hướng trẻ đến những trò chơi, đồ vật giúp trẻ trở lại bình tĩnh, vui vẻ hơn hơn.
- Đừng nói “không” và cấm đoán trẻ không được làm điều này, điều kia. Hãy “đánh lạc hướng” trẻ và cho trẻ những lựa chọn thay thế, ví dụ như khuyến khích trẻ ngửi hương thơm của hoa rồi từ từ dắt trẻ đi chỗ khác thay vì cấm đoán không cho trẻ hái hoa.
3. Giúp trẻ vượt qua những cơn cáu gắt
Những cơn cáu gắt của trẻ sẽ kết thúc sớm hơn nếu bạn để chúng đi qua một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Hãy nhớ rằng, khi trẻ cáu gắt, nếu bạn càng bình tĩnh và nhẹ nhàng bao nhiêu, trẻ sẽ càng mau dịu xuống bấy nhiêu vì trẻ cảm thấy an toàn. Vì vậy, những cơn cáu gắt ở tuổi tập đi này hoàn toàn không vô ích, chúng xảy ra để giúp bạn “rèn” cho con tính kiên nhẫn, đồng thời rèn thêm cho mình sự dịu dàng để hai mẹ con có thể hiểu và yêu thương nhau hơn.
Đôi khi, trẻ đang cáu gắt cần “bị phạt” để phải ở một mình trong một thời gian ngắn, nhưng hãy lưu ý giữ trẻ trong tầm nhìn và kiểm soát của bạn, và nhớ là chỉ trong một thời gian ngắn thôi nhé. Vào những lúc khác, hãy đơn giản là cho trẻ một cái ôm nhẹ nhàng và yêu thương. Tuy nhiên, khi trẻ cáu gắt và la hét ở nơi công cộng, đừng mất bình tĩnh hay vội xấu hổ, hãy nhẹ nhàng đưa đến một nơi yên tĩnh và riêng tư cho đến khi trẻ dịu lại.
4. Hãy dịu dàng, vui vẻ.
Khi trẻ cáu gắt, la hét, một trong những thách thức nhất đối với các bậc cha mẹ giữ được sự bình tĩnh. Những phản ứng nóng nảy từ bạn chắc chắn sẽ chỉ làm những cơn giận dữ của trẻ trở nên tồi tệ và mất kiểm soát hơn.
Khi bé đã trở lại trạng thái bình thường, hãy tìm cách nói đến những khía cạnh tích cực trong câu chuyện vừa xảy ra và khen ngợi những cố gắng của bé. Bạn càng dịu dàng, tích cực bao nhiêu trước, trong và sau những cơn cáu gắt này của trẻ, bạn sẽ giúp trẻ kiểm soát những cơn bùng nổ này dễ dàng hơn bấy nhiêu.